07-(D)Về Văn Học (4)NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT
CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận
Tháp
"Sùng Thiện Diên Linh" đã bị giặc Minh phá hủy trong cuộc xăm lăng của
chúng vào đầu thế kỷ XV (1406-1407). Riêng bia thì vì không thể phá nổi
nên chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. Mãi đến gần hai thế kỷ sau, vào
năm Tân Sửu đời Mạc Mậu Hợp (1591), nhân dân địa phương mới bỏ công đức
dựng lại và trùng tu chùa Sùng Thiện Diên Linh. Ngày nay, chùa đã đổ
nát, còn bia thì vẩn nguyên ở vị trí cũ, thuộc xã Đội Sơn, huyện Duy
Tiên, tỉnh Nam Hà. Bia trang sức kiểu dây leo và rồng xoắn đời Lý.
Ở phía sau của tấm bia có khắc 1 đoạn thơ của Lê Thánh Tông và 2 đoạn
văn: một đoạn ghi việc thái hậu Linh Nhân (tức Ỷ Lan) cúng 72 mẫu ruộng
làm tự điền, và một đoạn khác, ghi việc trùng tu và dựng lại bia dưới
thời nhà Mạc (Sđd)*
Về văn xuôi chúng tôi rút ra bài hịch dưới đây làm mẫu.
Năm 1109, vua Nhân Tông trước khi thân chinh động Ma Sa, có hội dân nước ăn thề ở sân rồng và truyền hịch:
"Trẫm nối nghiệp tổ tông để sửa trị muôn dân. Coi dân trăm họ trong
bốn biển như con đỏ. Cho nên cõi xa mến điều nhân mà qui phục; phương
ngoài mộ lòng nghĩa mà triều cống. Vả chăng, dân động Ma Sa vốn sinh
sống ở trong bờ cõi nước ta; viên động trưởng Ma Sa đời đời làm phiên
thần cho trẫm. Ngốc thay là viên Tù trưởng hèn, bỗng chốc phụ lời ước
hẹn của cha ông nó; dám quên việc triều cống, trái với lệ thường hàng
năm.
"Trẫm mỗi lần nghĩ đến, thật là một việc bất đắc dĩ. Hôm nay, trẫm
tự cầm quân đánh chúng nó. Hỡi các tướng súy và sáu quân, ai nấy phải
hết lòng vâng theo mệnh lệnh của trẫm.
Năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ 1 (1127), vua Lý Nhân Tông trước khi băng, đã viết bài "Lâm Chung Di Chiếu" và cho gọi thái uý Lưu Khánh Đàm vào cung trao tận tay và dặn dò các việc về sau.
Dưới đây là bản dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt in trong sách Thơ Văn Lý Trần, tập 1, (xin trích nguyên văn):
"Trẫm nghe: các giống sinh vật không giống nào không chết. Chết là số
lớn của trời đất, là lẽ đương nhiên của muôn loài. Thế mà người đời
không ai không ham sống, ghét chết. (Có người) chôn cất linh đình đến
hủy hoại cả cơ nghiệp; (có người) coi trọng việc tang chế đến hao tổn cả
sinh mạng, trẫm rất không ưa. Trẫm đã ít đức, không làm gì cho trăm họ
được yên, đến khi chết đi lại bắt dân chúng mặc xô gai, sớm tối khóc
lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, để làm nặng thêm lỗi lầm của trẫm thì
thiên hạ sẽ bảo trẫm là người như thế nào?
'Trẩm vẫn xót vì tuổi nhỏ phải đảm đương ngôi báu lớn, ở trên các
vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi, đến nay đã năm mươi sáu năm.
Nhờ anh linh của tổ tông và hoàng thiên giúp nên bốn bể yên lành, biên
thùy ít loạn, đến khi chết đi được dự đứng sau tiên đế là may mắn rồi,
việc gì còn phải khóc thương!
"Trẫm từ khi đi xem dân gặt hái đến nay, trong mình bỗng thấy
không khỏe, bây giờ bệnh đã trầm trọng, sợ không kịp căn dặc đầy đủ, nên
hãy thận trọng mà nói việc kế tự thôi! Thái tử Dương Hoán*tuổi
đã tròn mười hai, có độ lượng, thông minh, thành thực trung hậu, ôn hòa
nghiêm kính, có thể theo phép cũ của trẫm, lên ngôi haòng đế.
"Này đức trẻ thơ, con hãy vâng nhận mệnh ta, nối dõi thể thống, giữ
gìn cơ nghiệp, làm rộng lớn thêm công đức của tiền nhân. Trẫm mong thần
dân hết lòng phụ tá.
"Hởi ngươi Bá Ngọc[28](người)
thực có phong độ người quân tử. Hãy sửa sang giáo mác để dự phòng những
việc bất trắc, chớ làm sai mệnh trẫm. Trẫm dù nhắm mắt cũng không ân
hận gì.
"Việc tang thì sau ba ngày nên bỏ áo trở, thôi khóc than. Chôn cất
thì nên theo cách kiệm ước của Hán Văn Đế, không cần xây lăng tẫm
riêng, hãy để trẫm được hầu bên cạnh tiên đế[29]
"Than ơi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khôn dừng; trăng trối mấy lời, nghìn năm vĩnh quyết!
Các ngươi nên thực lòng kính nghe lời trẫm, tỏ bày với các vương công và bá cáo cho mọi người cùng biết"
Bản dịch của nguyễn Đức Vân
Thơ văn Lý Trần T.1
Học giả Ngô tất Tố viết trong sách Văn Học Đời Lý: "Về phần tản văn, thì bài Di Chiếu
của vua Nhân Tông là khá hơn hết. Tuy cũng có mô phỏng bài Di Chiếu của
Văn Đế nhà Hán, nhưng mà câu đặt rất cổ, ông Lê Quí Đôn và ông Phạm
Đình Hổ khen văn nhà Lý giống văn nhà Hán, có lẽ chỉ về bài này" (Sđd)[30][1]
[1]
Thiền sư VẠN HẠNH, họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng,
phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), nhà mấy đời thờ Phật, từ thuở nhỏ ngài đã
thông minh khác thường, là bậc "sinh nhi tri chí", quán thông ba môn
học, nghiên cứu Bách Luận (Madhymika), coi nhẹ công danh phú quí. Năm 21
tuổi, ngài xuất gia cùng với thiền sư Định Tuệ, theo học Lục tổ Thiền
Ông, tức là đời pháp thứ mười hai của phái Tỳ-Ni-Đà-Lưu-Chi. Ngoài giờ
hầu hạ thầy, ngài chuyên chú học hỏi không biết mệt mỏi. Sau khi Lục tổ
Thiền Ông thị tịch, ngài tập môn Tam-Ma-Đề (Samadhi), nên khi nói ra lời
nào ắt thành sấm ngữ. Vua Lê Đại Hành (981) rất kính trọng ngài. Năm
đầu niên hiệu Thiên Phúc, tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo đưa quân sang
đánh nước ta, đóng quân ở Cương Giáp trấn Lạng Sơn.
Vua mời ngài
đến hỏi về sự thắng bại ra sao? Ngài đáp: "Chỉ trong ba bảy ngày thì
giặc sẽ lui". Quả nhiên đúng như thế. Khi khởi binh đánh Chiêm Thành, vì
nước này hay sang quấy phá biên thùy nước ta. Nghị đình chưa quyết
định, ngài tâu xin ra quân gấp khỏi mất cơ hội. Sau đó quả nhiên thắng
trận. -Thơ Văn Lý Trần viết: - Ông là người có công
lớn đã đóng góp nhiều ý kiến giúp Lê Đại Hành chống giặc ngoại xâm và
dựng nước, sau lại góp phần giúp Lý Công Uẩn lên ngôi vua (1010). Là một
người có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc như vậy nên trong thời Tiền Lê,
ông đuợc vua Lê Đại Hành tôn kính; sang thời nhà Lý càng được triều
đình trọng đãi. Lý Thái Tổ phong ông làm Quốc Sư" Sđd trang 214)
Niên hiệu Thuận Thiên thứ IX, năm mậu ngọ ngày 15 tháng 5 năm 1018. Trước giờ thị tịch, ngài có để lại bài kệ khuyến cáo đệ tử:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô".
Tạm dịch:
Thân như chớp nhoáng có rồi không
Cây cối thu tàn xuân trổ bông
Nhìn cuộc thịnh suy. nào có sợ
Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương hồng.
Tác phẩm của ngài hiện còn 5 bài thơ, có "tính chất những lời sấm và
lời kệ". Ngoài ra còn có một ít lời phát biểu về thời cuộc, 5 bài thơ đó
là:
1.GỬI ĐỖ NGÂN (Ký Đỗ Ngân),.
2.KHUYÊN LÝ CÔNG UẨN (Khuyến Lý Công Uẩn)
3.CHỮ "QUỐC" (Quốc Tự).
4.TREO BẢN NÓI CHO MỌI NGƯỜI BIẾT.
(Viết Bảng Thị Chúng)
5.LỜI DẠY ĐỆ TỬ (Thị Đệ Tử)
LỜIKHUYÊN CỦA NGÀI VẠN HẠNH chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (phiên âm bản chữ Hán):
"Cận giả, thần kiến phù sấm chi dị, tri Lý thị tráng thịnh nhi
hưng nghiệp tất hỹ. Kim quan thiên hạ chi tính, Lý tối đa, vô như thân
vệ khoan từ nhân thứ, phả đắc chúng tâm, nhi chưởng ác binh bính giả.
Tông chủ vạn dân, xả thân vệ, kỳ thùy đương chi?
"Thần niên thất thập hữu dư, nguyện tư tu vật tử dĩ quan đức hóa như hà. Thành thiên tải nhất ngộ chi hạnh dã".
Gần đây, tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng họ Lý cường thịnh tất dấy lên
cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều nhưng không ai
bằng thân vệ, là người khoan từ, nhân thứ, lại được lòng dân chúng, mà
binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải thân vệ thì
còn ai có thể cáng đáng nổi. Tôi đã hơn bảy mươi tuổi rồi mong được
thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là sự may muôn
năm mới gặp một lần).
(Trích bản dịch của Cao Huy Giu trong sách TVLT, tập 1 trang 216)
Để nhớ ơn một bậc thầy cao cả đã có công lớn gây dựng cho nội tổ mình
là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), vị khai sáng triều đại nhà Lý văn minh,
Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) đã làm bài thơ truy tán quốc sư Vạn Hạnh:
"Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ"
Thiền sư học rộng bao la
Giữ mình hợp phép sấm ra ngoài lời
Quê hương Cổ Pháp danh ngời
Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô
THÍCH MẬT THỂ dịch
Nhà văn Lê Văn Siêu, tác giả sách VĂN MINH VIỆT NAM đã viết về ngài
vạn Hạnh:". Người ấy thì phải có công nghiệp, mà công nghiệp này nhất
định có Người ấy mới làm nổi. Bởi Người thức cảm hơn ai hết, sự áp bức
của nền văn hóa ngoại lai còn nguy hiểm gấp bội sự áp bức về chính trị,
nên Người đã nêu cao ngọn cờ độc lập văn hóa".
". Trận đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền ở Bạch Đằng Giang chỉ là một
chiến công, gieo ảnh hưởng trong một thời gian ngắn để sau này phải có
những trận đánh tiếp của Trần Quốc Tuấn, của Lê Lợi, của Nguyễn Huệ. Những trận đánh về văn hóa của SưVạn Hạnh đã là trận đại thắng gieo ảnh hưởng muôn đời về sau cho con cháu Rồng Tiên.
".. Sư Vạn Hạnh đã dàn một mặt trận văn hóa bao la trong cả không
gian lẫn thời gian mà không một tư trào văn hóa ngoại lai nào có thể
khiến dân tộc Việt Nam quên để quay theo".
(Sách dẫn thượng, trang 87, 88)
[2]
Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sinh ngáy
12 tháng 2 năm Giáp Tuất, tức ngày 8.3.973, niên hiệu Thái Bình thứ V
nhà Đinh. Về gốc tích người ta không rõ lắm, chỉ biết bà mẹ là Phạm thái
hậu. Lúc lên 3 tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Vân, trụ trì chùa Tiêu
Sơn, nhận làm con nuôi, sau theo học với ngài Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ.
Ông là người thông minh, nhân đức, có độ lượng của bậc đế vương. (VSTA)
Theo Công Dư Tiệp Ký thì lúc nhỏ Lý Công Uẩn hay nghịch, một hôm bị thày
phạt, trói bắt nằm dưới đất, đêm khuya muỗi đốt không ngủ được. Chú
tiểu liền tức cảnh ngâm bài thơ: "Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiêm, Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thâm bất cảm trường thân túc,
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên"
(Trời làm chăn gối, đất làn đệm,
nhật nguyệt nhìn ta ngủ trước thềm.
Đêm khuya không dám dang chân duỗi,
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng).
Bài thơ trên trích trong Thơ Văn Lý Trần T1.
Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Năm 1009, Long Đĩnh chết. Ông được triều đình tôn lên ngôi vua, tức Lý
Thái Tổ, lấy miếu hiệu là Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), mở đầu một kỷ
nguyên mới của nước Đại Việt hùng mạnh kéo dài trên 2 thế kỷ. (1010 -
1225)
Thái Tổ trị vì 19 năm, mất ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên XIX (31-3-1028), trụ thế 55 năm.
[3]
Trường hơp ngài VIÊN THÔNG, họ Nguyễn, quê Nam Định, tu tại chùa Quốc
Ân. Năm thứ IV niên hiệu Đại Định (1143), đời vua Anh Tông, ngài được
phong làm quốc sư. Sử chép: Đời Lý Thần Tông niên hiệu Thiên
Thuận thứ III vua cho triệu ngài vào điện Sùng Khai để hỏi về việc trị
loạn hưng vong trong nước, ngài tâu (chép nguyên văn chữ Hán trong thiền Uyển Tập Anh(: "Thiên
hạ do khí dã, trí chư an tắc an, trí chư nguy tắc nguy, nguyện tại nhân
chủ sở hành hà như nhĩ. Hiếu sinh chi đức hợp vu dân tâm: cố dân ái chi
như phụ mẫu, ngưỡng chỉ như nhật nguyệt. Thị trí thiên hạ đắc chi an
giả dã. "Hựu vân: trị loạn tại thứ quan, đắc nhân tắc trị, thất
nhân tắc loạn. Thần lịch quan tiền thế đế vương vị thường bất dĩ dụng
quân tử nhi hưng, dĩ dụng tiểu nhân nhi vong giả dã. Nguyên kỳ trí thử
phi nhất triệu nhất tịch chi cố; sở do lai giả tiệm hĩ. Thiên địa bất
năng đối vi hàn thử, tất tiệm ư xuân thu; nhân quân đốn vi hưng vong,
tất tiệm ư thiện ác.
Cố chi thánh vương tri kỳ nhược thử, cố tắc
thiên bất tức kỳ đức dĩ tu kỷ, pháp địa bất tức kỳ đức dĩ an nhân. Tu
kỷ giả, thận ư trung dã, lật thiên như lý bạc băng; an nhân giả, kinh kỳ
hạ dã, lẫm hồ nhược ngự hủ sách. Nhược thị võng bất hưng, phản thị võng
bất vong. Kỳ hưng vong chi tiệm tại ư thử dã"(trích Thiền Uyển Tập
Anh). Bản dịch chữ Việt của nguyễn Đổng Chi trong sách VNCVHS : "Thiên
hạ cũng như một đồ vật để nó vào nơi yên thì yên, vào nơi nguy thì nguy,
cốt trông ở chỗ sở hành của nhà vua, nếu có cái đức hiếu sinh thấm vào
lòng dân thì dân yêu như cha mẹ; ngóng như trời trăng: ấy là đặt thiên
hạ vào nơi yên đó. Lại trị và loạn ở tại trăm quan, được người thì trị
mà không được người thì loạn. Tôi trải xem các bậc đế vương đời trước,
chưa có khi nào không dùng bậc quân tử mà hưng, không dùng kẻ tiểu nhân
mà vong, mà đến như thế chẳng phải một mai một chiều đâu, tự nó dần dần
lại vậy.
Trời đất không thể thay nóng đổi rét liền mà phải dần
dần ở mùa xuân, mùa thu. Bậc vua chúa không làm hưng vong liền mà dần
dần ở sự thiện hay ác. Bậc thánh vương xưa biết như thế, cho nên mới bắt
chước đức trời không nghỉ để sửa mình, bắt chước đất không nghỉ để yên
người. Sửa mình là thận trọng ở bề trong, run sợ như daüm trên băng
mỏng. Yên dân là kính kẻ dưới, hãi hùng như cưỡi ngựa nắm dây cương mủn.
Theo lối đó thì hưng, trái đi thì vong. Sự hưng vong là dần dần sinh ra
thôi" (Sđd trang 119, 120). [4]
Ngài CỨU CHÆ, họ Đàm quê ở Chu Minh, học thông tam giáo. Một hôm, ngài
tự than: "Khổng, Mặc thì cố chấp ở lẽ "có", Trang, Lão thì đắm đuối ở lẽ
"không", những sách thế tục (rõ ràng) chẳng phải là phương pháp để giải
thoát. Chỉ có Phật giáo không kể có hay không mới có thể giải quyết
được lẽ Sống Chết.. Khổng, Mặc chấp hữu, Trang, Lão nịch vô, thế tục
chi điển, phi giải thoát pháp. Duy hữu Phật giáo, bất hứa hữu vô, khả
liễu sinh tử." (ĐNTUTĐTL).
Ngài tu khổ hạnh, trọn năm không
bước chân xuống núi, tiếng đồn tới kinh đô, vua Lý Thái Tông cho mời mấy
lần mà ngài không tới. Đích thân vua ba lần tới chùa để xin tham vấn.
Khoảng niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054 - 1058) Tể tướng Dương Đạo
Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đội cúng cho ngài. Khi hạ sơn, ngài
nói: "Ta chẳng trở lại đây nữa". Chim chóc thú vật trong núi tiếng kêu
buồn thảm suốt ba tuần chưa ngớt. Ngài trụ trì chùa Diên Linh được ba
năm. Khi thị tịch, ngài cho gọi môn đồ lại và dạy (nguyên văn chữ Hán
chép trong ĐNTUTĐTL): "Phù nhất thiết pháp môn, bản tòng nhữ tính;
nhất thiết pháp tính, bản tòng nhữ tâm. Tâm pháp nhất như, bản vô nhị
pháp. Khiên triền phiền não, nhất thiết giai không; tội phúc thị phi,
nhất thiết giai huyễn. Vô sở phi quả phi nhân. Bất ư nghiệp trung phân
biệt báo; bất ư báo trung phân biệt nghiệp, nhược hữu phân biệt, bất đắc
tự tại. Tuy kiến nhất thiết pháp nhi vô sở kiến. Tuy trí nhất thiết
pháp nhi vô sở tri. Tri nhất thiết pháp, nhân duyên vi bản; kiến nhất
thiết pháp, chính chân vi tông. Tuy nhiễm thực tế giải liễu thế gian như
biến hóa; minh đạt chúng sinh duy thị nhất pháp, vô hữu nhị pháp. Bất
xả nghiệp cảnh, thiện xảo phương tiện, ư hữu vi giới, thị hữu vi pháp,
nhi vô phân biệt vô vi chi tướng. Cái dục tuyệt ngã vọng niệm, kế giác
cố dã". Dịch nghĩa: Phàm hết thảy pháp môn là do tự tính người, mà tất cả pháp tính cũng lại bắt nguồn tự tâm người.
Tâm
với pháp là một chứ không phải là hai vật riêng biệt, Mọi sự ràng buộc
phiền não đều là không; mọi lẽ phải trái tội phúc đều là hư huyễn. Không
cái gì chẳng phải nhân; không cái gì chẳng phải quả. Không nên phân
biệt nghiệp với báo; không nên phân biệt báo với nghiệp, nếu phân biệt
thì chẳng được tự tại. Dù thấy tất cả pháp cũng như không biết. Biết hết
thảy pháp lấy nhân duyên làm gốc, thấy tất cả pháp lấy chính chân làm
nguồn. Mặc dù đắm trong thực tế (sự tướng) vẫn hiểu thế gian đều là biến
hóa hư ảo. Thấu rõ chúng sinh chỉ là một pháp, chứ không phải hai.
Chẳng rời nghiệp cảnh, đó là phương tiện khôn khéo; ở trong cõi hữu vi
hiển bày pháp hữu vi mà không phân biệt với tướng vô vi. Đó là vì muốn
đoạn tuyệt cái ngã vọng niệm so đo toan tính vậy. [5]
ĐVSKTT và HVVT ghi năm canh tuất, niên hiệu Thuận Thiên năm đầu (1010),
Lý Thái Tổ cho công bố bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra
thành Đại La.
Khi thuyền vua vừa tới thành thì có điềm lành: rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi là thành Thăng Long. [6] BÀN CANH : vua thứ 17 của nhà Thương, một triều đại rất xưa trong lịch sử Trung Hoa. [7] THÀNH VƯƠNG: vua thứ ba nhà Chu, triều đại tiếp nối nhà Thương. [8] TAM ĐẠI: nhà Hạ (2205 - 1767 TTL) nhà Thương (1766 - 1123 TTL) nhà Chu (1122 - 256 TTL). [9]
CAO VƯƠNG: Cao Biển, tên là Thiên Lý, dưới triều đại nhà Đường (Trung
Hoa) năm 566, làm Đô hộ sứ Giao Châu từ 884 - 875, ông cho xây thành Đại
La, thuộc vùng đất Hà Nội ngày nay, từ lâu đã bị mai một. [10]
Bản dịch chúng tôi dựa theo bản dịch của ngô tất Tố (VHDL) và bản dịch
của nguyễn Đức Vân TVLT tập 1). Những chú thích trên đây dẫn theo sách
Thơ Văn Lý Trần, tập 1. [11]
Lúc LÝ CÔNG UẨN mới lên ngôi vua, đã cho độ 1000 người ở kinh đô làm
tăng. Chùa Kiến Sơ có trên 100 học tăng, theo học tại đây.
Chùa
Quảng Báo, thiền sư Nguyện Học nuôi trên 100 học tăng. Chùa Trùng Minh ở
núi Tiên Du (Bắc Ninh) học tăng theo học thiền sư Thiền Lão lên đến hơn
1000 người, biến chùa thành Tùng Lâm sầm uất. Dẫn theo sách LSVN TKX -
1427, trang 82. [12]
Quan chức của nhà Lý có qui củ hơn các triều trước. Đứng đầu triều là 3
chức: Thái sư, thái phó, thái bảo. Ví dụ: Lý Đạo Thành làm Thái sư bình
chương quân quốc trọng sự đời Lý Thánh Tông (1054-1071), Tô Hiến Thành
làm Thái phó đời Lý Anh Tông (1138-1175). Dưới đó đến Thái úy (thời Lý
Thái Tổ gọi là tướng công) giữ hết việc chính trị và quân sự trong nước.
Chức này tức là chức tể tướng sau này. Tiếp đến tư không, thiếu phó,
thiếu bảo. Chức thiếu uý chuyên coi cấm binh. Rồi đến chức nội điện đô
tri sự, ngoại điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự. Đó là các chức
quan trọng yếu bên cạnh nhà vua. (Theo sách Lịch sử Việt Nam, thế kỷ X -
1427, q I tr 23, trang 40) [13] Xin xem cuộc hành quân đánh nước Chiêm Thành của nhà Lý trong tiểu mục viết về quân sự.. [14]TÂN PHÁP; Về Tài Chính:
1. Phép Thanh Miêu, khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân
vay tiền, đến khi lúa chín thì dân phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà
nước đã định mà trả tiền lãi.
2. Phép Miễn Dịch, cho những người dân đinh mà ai phải sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước lấy tiền ấy thuê người làm.
3. Phép Thị Dịch, đặt ra một sở buôn bán, ở kinh sư, để cho những thứ
hàng hóa gì mà dân bán không được, thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán.
Những người con buôn mà ai cần phải vay tiền thì cho vay rồi cứ tính
theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi.
Về Hành chính:
4. Thế Bảo Giáp, lấy dân làm lính. Chía ra 16 nhà làm một đô bảo. Một bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ.
5. Phép Bảo Mã, nhà nước giao ngựa cho các bảo phải nuôi, có con nào
chết thì dân phải theo giá đã định mà thường lại. (dẫn theo VNSL, muốn
rõ hơn, xin coi thêm Lý Thường Kiệt).
[15] Lịch sử Việt Nam, tập I, trang 153. [16]
Số 5.000 người Chiêm Thành này được vua Lý Thái Tông cấp ruộng đất, lập
thành phường ấp để họ làm ăn sinh sống một cách tự do bình đẳng như mọi
công dân khác trong nước. [17] ĐVSKTT chép rằng sau khi vua có ý kiến này, bầy tôi vẫn cố nài, vua đành phải nhận. [18]
"Lê thị Ỷ Lan, tên thật là Lê thị Yến năm sinh chưa rõ, xuất thân từ
một gia đình nông dân, người hương Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang. Nhân một
chuyến tuần du đến Thổ Lỗi, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) bắt gặp bà
đang hái dâu. Trong lúc mọi người đi xem xa giá của vua thì bà vẫn đứng
dựa vào cây lan mà hát: "tay cầm bán nguyệt xênh xang một trăm bó cỏ lại hàng ta đây"
Vua lấy làm lạ, cho vời tới hỏi, sau đó đón vào cung lập làm phu nhân,
đặt hiệu Ỷ Lan (dựa gốc cây Lan), rồi lại phong làm Linh Nhân.
Với cương vị nguyên phi, bà đã thay vua Lý Thánh Tông lo việc nội trị
trong thời gian vua đi đánh Chiêm Thành (1069). Bà còn bỏ tiền trong
nội phủ ra chuộc những người con gái nhà nghèo đi ở đợ rồi gả cho những
người chưa vợ. Việc làm đó được nhân dân ghi nhớ, gọi tên là "Quan Âm".
Bà là người mộ Đạo Phật, từng đi du ngoạn nhiều nơi để tìm cảnh đẹp rồi
cho xây tháp, dựng chùa. Vào những năm cuối đời mình, bà vẫn không quên
chú ý đến đời sống của dân chúng.
Trước khi mất vài ba tháng, bà còn khuyên vua ra lệnh cấm tệ giết
trâu bò bừa bãi để dân đủ trâu cày, thoát khỏi tình trạng mấy nhà cày
chung một con trâu" (TVLT, t1 trang 352)
"Thái hậu Linh Nhân không phải là người xa lạ, tên bà đã khắc đến
nhiều lần trong CM. Đó là mẹ vua Nhân Tông nhà lý (1073 - 1197). Bà được
con truy tặng là Phù Thánh Cảm Linh Nhân vào năm Thái Ninh (1073)"
(CM).
Bà là một Phật tử nhiệt thành, từng có công lớn đối với Đạo Phật
Việt, ngoài những việc như xây trên 100 chùa và tháp tại nhiều nơi trong
nước, về mặt truyền bá chính pháp, đã có lần bà cho mở hội để thỉnh các
vị cao tăng thạc đức từ khắp nơi về chùa Kinh Quốc thiết lễ cúng dường
và xin được nghe pháp. Bà đã đặt câu hỏi về NGUỔN GỐC ĐẠO PHẬT VIỆT, việc này xảy ra vào ngày rằm tháng hai, mùa xuân, niên hiệu Hội Phong thứ V (1086).
[19]
Theo Việt Nam Sử Lược: "Lúc Nhân Tông lên làm vua mới có 7 tuổi, có
quan thái sư là LÝ ĐẠO THÀNH làm phụ chính. Ông là người dòng họ nhà
vua, tính rất khoan chính, hết lòng lo việc nước. Thường những lúc sớ
tấu đều hay nói việc lợi hại của dân. Những quan thuộc thì chọn lấy
người hiền lương mà cất nhắc lên để làm mọi việc. Bởi vậy trong thì sửa
sang việc chính trị, ngoài thì đánh nhà Tống, phá quân Chiêm. Ấy cũng
nhờ có tôi hiền tướng giỏi cho nên mới thành được công nghiệp như vậy -
(Sđd trang 101) - [20]
Sách Lý Thường Kiệt ghi: Theo Việt Sử Lược, từ khi Lý Thánh Tông đánh
bại đến hết đời Nhân Tông, Chiêm Thành sai sứ cống vua Lý, vào những
năm: 1071, 1073, 1075, 1077, 1081, 1082, 1083, 1084, 1085, 1086, 1087,
1088, 1089, 1091, 1094, 1095, 1097, 1098, 1099, 1102, 1104, 1105, 1106,
1108, 1110, 1111, 1116, 1118, 1120, 1126. [21]
HOÀNG XUÂN HÃN, trong sách LÝ THƯỜNG KIỆT, có nêu lý do vì sao Lý Thánh
Tông đã khởi binh đánh Chiêm Thành. Theo ông, ngoài việc Chiêm Thành
không chịu cống vua Lý. Còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn, đó là: ".Lý
Thánh Tông là vua nước ta đầu tiên có óc làm một đế quốc, có danh nghĩa
với một nước Thiên tử. Vua đặt quốc hiệu Đại Việt (1054), tôn các vua
trước là Thái Tổ, Thái Tông, coi các nước nhỏ là chư hầu, và muốn ngăn
cấm Chiêm Thành thần phục Tống".
Một mặt Chiêm Thành trước
bị Lý Thái Tông đánh phá kinh đô, giết chúa, bắt dân, tự nhiên đã trở
nên thâm thù với ta. Chiêm Thành lén lút sang thần phục Tống để trả thù
ta. Xem thế thì ta không lấy làm lạ rằng Rudarvarman III, mà sử ta gọi
là Chế Củ, không chịu cống vua Lý nữa, và vua Lý Thánh Tông nhân đó đánh
Chiêm Thành. Xét chính sách triều Lý, sau này, thì sẽ thấy rằng các vua
Lý có định tâm lấn nước Tống để mở bờ cõi miền Bắc. Đối với Chiêm
Thành, hèn yếu hơn Tống vạn bội, chắc rằng vua Lý Thánh Tông cũng muốn
xâm chiếm đất". [22]
Theo sách LTK: các chính sách y đề ra, đối với đương thời,có tính cách
đại cách mạng. Cho nên bấy giờ gọi các pháp ấy là tân pháp. [23]
Bắc thùy nước Tống lúc ấy đang lâm vào cảnh khốn đốn. Không những Thổ
Phồn quấy nhiễu, mà thế lực nước Liêu càng tăng, ép Tống phải nhiều lần
nhượng bộ, Bấy giờ Liêu lại sai sứ sang yêu cầu Tống nhượng thêm đất ở
vùng Phần Thủy Lĩnh" (LKT). [24]Lý Đào - Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biện- dẫn theo sách LSVI, tập 1. [25]Việc
phòng thủ phía Nam, vua Tống xuống chiếu cho các quan cai trị phải cẩn
mật đề phòng: "Trong việc Nam chinh. Ung Châu rất quan hệ. Đó là căn
bản.
Tiền, lương, quân nhu đều để đó. Nếu giặc cùng kế, mà từ
hải khẩu (có lẽ chỉ cửa Bạch Đằng) theo đường châu Vĩnh An lấy Khâm,
Liêm, rồi từ đó tới Ung Châu, thì chỉ mất một vài ngày. Tuy thành Ung
vững chắc, nó không lấy được, nhưng ta há lại không nên đo lường vận
lương bị đứt hay sao? Bị đứt thì lòng dân bị lay động. Mà bấy giờ, dầu
muốn trở về Ung Châu, trước sau đều có giặc! Phải nói Ti chiêu thảo nên
lo liệu thế nào, rồi mật tâu về" (LTK) [26]
LÝ THƯỜNG KIỆT tên là Ngô tuấn; Thường Kiệt là tên tự. Sau được ban
quốc tính họ lý, bèn lấy tên tự làm tên, thành tên Lý Thường Kiệt. Theo
sách sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long, nhưng theo
bài văn khắc trên quả chuông chùa Bắc Biên, mới phát hiện ở gần Hà Nội
và cuốn Tây Hồ Chí thì ông người làng An Xá cũ, thuộc huyện Quảng Đức, ở
khu vực phía Nam Hồ Tây trong thành Thăng Long, còn Thái Hòa chỉ là nơi
ở sau khi đã giữ chức vụ trọng yếu trong triều.
Ông sinh năm
1019 và mất tháng sáu năm ất dậu (từ 13 tháng 7 đấn 11 tháng tám năm
1105). Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23
tuổi đã được bổ làm Hoàng Môn Chi Hậu rồi thăng đến chức Thái Úy, làm
quan dưới ba triều vua nhà Lý (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông - 1028 -
1128). Ông có công rất lớn trong việc xây dựng đất nước cũng như việc
đánh Tống, bình Chiêm, chặn đứngcác cuộc xâm lược của nước ngoài, nên
được ba vua nhà Lý tin dùng và nhân dân tín phục. Lý Nhân Tông từng ban
cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ (em nuôi vua). "Đáng lẽ nước ta
lúc ấy đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời có một vĩ nhân cầm
quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng
thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt". (bài tựa Lý Thường Kiệt, trg 5)