04-Về Luật PhápNHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT
CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận
Về
Luật Pháp - Thời Đinh Lê chưa có luật pháp thành văn nên mọi hình phạt
đối với tội nhân rất nặng. Vua Đinh Tiên Hoàng cho "đặt vạc lớn ở sân
triều, nuôi hổ dữ trong cũi và qui định: người nào trái phép sẽ bị bỏ
vào vạc dầu hay cho hổ ăn" v.v.. Qua thời Lê vẫn giữ nguyên hình phạt
cũ. Theo lời sớ của Tống Cảo, thì nhà Lê xử tội rất tuỳ tiện: "Tả hữu có
lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 trượng (trg). Bọn giúp
việc, ai hơi có điều gì làm phật ý cũng bị đánh từ 30 đến 50trg, truất
làm tên gác cổng, khi hết giận lại gọi về cho làm chức cũ".1Tất
nhiên, Tống Cảo cố ý xuyên tạc sự thật để bôi nhọ triều đình của nước
Đại Cồ Việt, song cũng thấy buổi đầu mới lập quốc, vừa thoát khỏi nạn 12
sứ quân, tất phải dùng đến hình phạt nặng nề, cốt nhằm trấn áp những cuộc nổi loạn; để ổn định tình thế, giữ gìn nền thống nhất độc lập của quốc gia.
Sang đến nhà Lý, khi Lý Công Uẩn vừa mới lên ngôi, đã tuyên bố: "trong nước ai có việc gì oan ức, tranh kiện nhau cho đến triều đình tâu, vua sẽ đích thân giải quyết".
Năm 1040, Lý Thái tông xuống chiếu: "từ nay mọi việc kiện tụng trong nước ủy cho Khai hoàng vương Nhật Tông quyết định, và lấy điện Quảng Vũ làm nơi xét xử.
"Bấy giờ việc từ tụng phiền nhiễu, các quan giữ pháp luật chỉ cốt
dụng ý thâm độc và khắc khổ, nhiều việc oan uổng, vua lấy làm thương
đau, sai quan trung thư định ra luật lệnh, chia làm môn loại, biên thành
điển mục, làm riêng hẳn thành Hình Thư" (VSTA).
Năm 1042, vua ban hành bộ Hình Luật đầu tiên ở nước ta, mở ra một đường lối cho ngành tư pháp2.
Luật pháp được triệt để tôn trọng. Các cách tra hỏi phạm nhân cũng được
cải cách, xác định các trường hợp giảm khinh và khoan hồng cho những
người già yếu hoặc kẻ vị thành niên (những người tuổi từ 70, 80 trở
lên, 15 tuổi trở xuống, cùng những người tật bệnh yếu đau, người cư tang
độ một năm có phạm tội.) và cho phép lấy tiền chuộc tội, nếu không phạm vào tội Thập Ác, tức là: mưu phản:
lật đổ nền cai trị của nhà nước; mưu đại nghịch: phá đền đài, lăng tẩm
nhà vua; mưu loạn: phục vụ địch quốc; ác nghịch: mưu giết hay đánh ông
bà, bố mẹ, trốn thuế; bất đạo: vô cớ giết người; Đại bất kính: lấy trộm
các đồ tế trong lăng tẩm, làm giả ấn vua; bất hiếu: cáo giác hay chửi
rủa ông bà, bố mẹ, tự ý bỏ nhà, phân chia tài sản, cưới xin khi có tang
bố mẹ, vui chơi trang sức trong khi tang chế, được tin bố mẹ, ông bà
chết không chịu tang chế; bất mục: mưu giết hay bán các thân thuộc (cho
đến 5 đời); bất nghĩa: giết quan lại sở tại, hoặc thày dạy, không để
tang chồng, ăn chơi và tái giá; nổi loạn: tức là loạn luân (thông dâm
với thân thuộc với các thiếp của bố hay ông)"
Dưới đây là một số điều luật có quan hệ giữa nhà nước và người dân, như: Ấn định các thứ thuế của mỗi ngành nông, công, thương,
quyền tư hữu ruộng đất, tôn trọng nhân phẩm, bảo vệ sức lao tác, sản
xuất và của cải. những quyền lợi thiết thực của người dân, đã được triều
đình chính thức xác nhận:
Năm 1013, sau khi hết hạn xá thuế, vua Thái Tổ ấn định các sắc thuế thuộc các loại:
- chằm hồ, ruộng đất;
- Tiền và thóc về bãi dâu;
- sản vật ở núi, nguồn các phiên thần;
- Mắm muối vận chuyển qua các biên ải;
- Sừng tê, ngà voi và các hương liệu của người Mán;
- Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn."
"Năm 1014, nhân mở hội La Hán ở Long Trì, vua tha những người bị tội đày, bị tội đồ và tha ½ thuế cho cả nước.
"Những năm đại hạn, lụt lội, mất mùa đói kém, triều đình cũng chú ý
giúp đỡ, hoặc mở kho phát chẩn tiền, gạo, hoặc tổ chức các việc đắp
đường, làm cầu để sử dụng lao động giúp những người nghèo đói".
Những năm được mùa hay có việc vui, vua xuống lệnh xá thuế, tô. Năm
1017, lại xá tô ruộng cho toàn dân. Năm 1018, tha ½ tô ruộng cho thiên
hạ.
Năm 1117, lý Nhân Tông xuống chiếu: "Kẻ nào bắt trộm hoặc thịt trâu
bò phải phạt 80 trượng và tội đồ làm tang thất phu, nghĩa là bị tội đồ ở
các nơi nuôi tằm. Ngoài ra, còn phải bị hoàn lại giá tiền con vật. Các
người láng giềng không tố cáo tội phạm cũng sẽ bị phạt theo luật định".1
Năm 1123, vua lại xuống chiếu, nhắc lại một lần nữa, điều luật trên: "Trâu
là một vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người không ít. Từ nay
về sau 3 nhà làm một "bảo", không được giết trân ăn thịt, ai làm trái
trị tội theo pháp luật".
Năm 1142, Lý Anh Tông ban hành những điều luật liên can đến vấn đề điền địa, để tránh sự tranh chấp giữa chủ điền và tá điền:"
Các ruộng cày cấy đã đem cầm cố có thể chuộc lại trong một thời hạn là
10 năm. Các vụ tương tranh về điền thổ không thể xin vua xét xử, sau một
thời hạn 5 hay 10 năm".
"Phàm ruộng vườn bỏ hoang, đã có văn tự bán dứt, không được chuộc lại. Trái lệnh sẽ bị phạt 80 trượng".
"Các ruộng cày cấy hoặc bỏ hoang, đã có văn tự bán dứt, không được chuộc lại. Ai trái lệnh cũng phạt vạ cùng một tội.
"Kẻ nào tranh nhau ruộng, mà dùng dao đả thương hoặc đánh người đến
chết sẽ bị phạt 80 trượng và bị tội đồ. Các ruộng, ao tương tranh sẽ
phải đền cho người bị thương hay bị giết".1
Năm 1171, vua xuống chiếu cho các quan trong triều biên soạn quyển Địa Dư Toàn Quốc. Đây là cuốn sách địa lý đầu tiên của nước ta.
Luật nhà Lý đượm vẻ từ bi của Đạo Phật, không gay gắt như luật nhà
Đinh. Trường hợp điển hình: 1) Nùng Trí Cao, sau khi bị bắt vì nổi loạn,
mà cũng được khoan hồng, tha cho tội chết; 2) vua Chiêm Thành, là
Rudravarman III, bị bắt; 3) vị trạng nguyên đầu tiên của nước Đại Việt
là Lê Văn Thịnh mắc tội phản nghịch cũng được tha cho tội chết. Nhà Lý
đã có một độ lượng khoan dung tột bực, về phương diện luật pháp: ngoài
tội Thập Ác, tất cả tội khác đều có thể được chuộc bằng tiền.
Chính Lý Thái Tông đã có tinh thần pháp lý rất cao, khi nhận xét các
tội nhân. Vua đã truyền lệnh bắt phải đối xử tử tế với kẻ tội nhân, vì
có thể họ chưa được xét xử một cách công minh và còn đương trong tình
trạng khả nghi. Nhân quyền đã được tôn trọng triệt để, chỉ vì họ vốn là
một con người. Họ chỉ bị cô lập, mất tự do với bản thân trong sinh hoạt
xã hội thôi, chứ họ vẫn phải được ăn no, mặc ấm, mà nếu đau ốm thì vẫn
phải được chạy chữa. Nhà Lý đã có cái nhìn"nhân bản", đối với tội nhân.
Vậy, tất cả mọi tội đều nên được khoan hồng.
Năm 1065, Lý Thánh Tông ngồi xử kiện ở điện Thiên Khánh, bên cạnh có
công chúa Động Thiên đứng hầu, vuađã chỉ vào công chúa mà biểu lộ lòng
thương dân đến cực điểm bằng lời phán cùng các quan coi việc xử kiện: "Ta
yêu con ta thế nào thì các bậc cha mẹ trong thiên hạ (họ) cũng yêu con
cái họ như thế. Trăm họ vì không hiểu luật pháp nên phạm tội, ta rất
thương xót! Vậy từ nay về sau, ta muốn rằng các tội, dù nặng hay nhẹ,
cũng được xử một cách khoan hồng:2
Hình luật nhà Lý năng tính giáo hóa, cải huấn hơn là trừng trị. Tiền
bạc có thể được sử dụng để chuộc một số tội. Như vậy, phạm nhân có thể
được coi như là một bệnh nhân suy nhược thể xác và thác loạn tinh thần,
cần được chữa trị chứ không bị tru diệt. Họ được khoan hồng và rồi có
thể được các thân nhân dùng tiền chuộc ra. Như thế sự mãi lực của đồng
tiền mới có giá trị hoạt lực rất mạnh, đủ kéo luôn sự phát triển thương
mại lẫn vấn đề canh tác và tình thân yêu giữa các người thân thuộc. Ở
các nước Âu Mỹ, sự tôn trọng nhân quyền chỉ mới có từ cuối thế kỷ 18 và
mãi đến giữa thế kỷ 20 mới được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Xã hội triều Lý có tính cách củng cố cho sự cường thịnh của quốc gia,
nên yếu tố khoan hồng, giáo hóa và đoàn kết, xây dựng phải được chú
trọng đặc biệt. Phương pháp cai trị của triều Lý không thể dùng con
người luật gia "pháp trị" thuần túy như kiểu tư sản, phong kiến của
Trung Hoa, trước thời đệ nhất thế chiến.
Đạo Phật đã ảnh hưởng rất rõ rệt vào luật pháp nhà Lý. Các nguyên tắc nhân quả và yếu tố cộng đồng như Tứ Nhiếp Pháp1đã
được sử dụng triệt để. Nông dân có thể yên tâm làm ăn. Dù ai bị nghèo
khổ có bất động sản phải đem cầm cố thì cũng có đủ thời gian làm ăn để
chuộc lại. Như vậy người nông dân không còn lo bị phá sản. Ruộng hoang
nếu được khai khẩn thì người khai khẩn không bị chủ ruộng đòi lại hoặc
đối xử bất công. Đất là vàng1.
Người dân canh tác không sợ bị ức hiếp tước đoạt và bần cùng hóa nữa.
Bám vào đất để phát triển cuộc sống phú cường, con người sẽ có hạnh
phúc.
Đời nhà Lý, về luật pháp có tính cách giáo hóa rất từ bi ở trong nước
nhưng. trái lại, đối với ngoài nước, thì lại tùy nghi áp dụng một cách
khắt khe, nhất là đối với nước lớn như Trung Hoa, khi phán quan Lê văn
Thịnh được cử sang nhà Tống đòi lại các đất mà người Tàu đã xâm chiếm ở
biên cương, và các thổ ty ở nơi biên địa đã bội phản triều đình đem dâng
vua Tống, khi Lý Thường Kiệt kéo quân sang đánh phá và đòi lại đất đai,
thì chỉ được vua Tống thuận trả lại đất mà người Tống đã chiếm, còn đất
do các người thổ ty dâng hiến thì không chịu trả.
Nhà Lý đã phải rất mệt nhọc khai hóa và bình định các người Việt gốc
thiểu số. Vấn đề an sinh xã hội thật là phức tạp, thế mà nhà Lý đều vượt
thắng được tất cả. Giáo lý từ bi trí tuệ của Đạo Phật đã tác hưởng
trong đời sống tinh thần những người cầm quyền, khiến họ không lo trục
lợi, hẹp hòi, biết nhìn thẳng vào trung tâm xã hội nông nghiệp là: (bằng
mọi cách) phải tạo cho mỗi người dân đều có "công ăn việc làm", tức là
chăm lo đời sống no ấm hạnh phúc của họ.
Nhà nước có luật pháp, nhưng luật pháp không quá khắt khe, e dân
không chịu nổi sẽ bội phản. Mà nếu luật pháp lại quá lỏng lẻo thì kỷ
cương phép nước thiếu hiệu năng. Mục đích của Luật pháp nhà Lý có tính
cách giáo hóa, răn đe hơn là trừng phạt, nên xã hội triều Lý từ vua,
quần thần đến thứ dân (trong cả nước) ai nấy đều thực hành"Lục Hòa Pháp"3 có tinh thần tín nhiệm lẫn nhau; từ bi yêu thương tràn ngập.