Trung Quốc luôn yêu cầu chính phủ các nước không được tiếp xúc với vị lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng.
Putin phát biểu ông hiểu rằng người dân ở vùng Kalmykia nằmg
trên bờ biển Caspia của Nga, nơi có đa số dân theo Phật giáo,
rất trông đợi chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người
từng đoạt giải Nobel hòa bình.
“Đương nhiên chúng tôi hiểu những người dân Kalmykia – những
người đang mong đợi được đón Đức Đạt Lai Lạt Ma,” Tổng thống
Putin nói trước đám đông các ủng hộ viên trẻ tuổi từ một trại
đào tạo chính trị ở miền Trung nước Nga.
‘Chúng tôi sẽ làm các công việc hướng đến mục tiêu này,” ông
trả lời khi được hỏi liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma có đến thăm
Kalmykia trong thời gian sắp tới hay không.
Bình luận này của Putin đánh dấu sự thay đổi trong lập
trường ngoại giao của Nga trên một vấn đề mà đã trở thành ưu
tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Trước đó, Moscow đã từng ủng hộ mạnh mẽ cách Bắc Kinh đối xử
với Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một người theo chủ nghĩa ly khai
cho Tây Tạng mà các nước không nên ủng hộ.
Putin cũng thừa nhận mối quan ngại đó khi lưu ý rằng Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã không thể đến Nga trước đó vì ‘tư cách của ông
trên thế giới không phải là lãnh tụ tôn giáo mà là chính trị
gia’.
Nhưng hồi năm ngoái, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã tuyên
bố rằng ông từ bỏ vai trò chính trị của mình và chỉ tập trung
vào các công việc tâm linh.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga không đưa ra lịch trình cụ thể cũng
như chi tiết về chuyến thăm tiềm năng của Đức Đạt Lai Lạt Ma
đến Nga.
Theo BBC Việt ngữ
Tin liên quan:
Đức Đạt Lai Lạt Ma không can thiệp chuyện tự thiêu ở Tây tạng
Tự thiêu là vấn đề chính trị rất, rất tế nhị. Đức Đạt Lai Lạt Ma của
Tây Tạng nói như trên và thêm rằng ông vẫn sẽ giữ quan điểm trung lập
trong vấn đề này để tránh xúc phạm đến thân nhân những người đã tự
thiêu.
Sau hàng loạt vụ tự thiêu của người Tây Tạng để phản đối chính sách
cai trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng, chính quyền Bắc Kinh muốn Đức
Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng, phải lên
tiếng kêu gọi chấm dứt hành động này nhưng ông đã từ chối.
Bản tin Tân Hoa Xã hôm qua đưa tin và cho rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma
thực sự hiến thân cho tôn giáo của mình thì ông nên giải thích tại sao
ông không cấm việc tự thiêu dựa trên giáo lý của Phật giáo và không
nên tránh trả lời câu hỏi “Tự tử là đúng hay sai theo giáo lý Phật
giáo?”. Thêm vào đó, với tư cách là nhà lãnh đạo tinh thần, ông nên
nhắc nhở các Phật tử thì chắc chắn bi kịch tự thiêu sẽ chấm dứt.
Bản tin này cũng nói đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng chính trị vẫn là một
yếu tố trọng yếu trong quyết định của người theo đạo Phật, và bình
luận thêm rằng nếu quan tâm hàng đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Phật
giáo thì giải pháp cho tình thế hiện nay của ông không phải là chính
trị, nhưng tác động lên người dân Tây Tạng thể hiện lòng từ bi hơn và
tránh việc tự thiêu.
Theo RFA