Hội thảo này được Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi tổ
chức, nhằm giới thiệu công trình nghiên cứu gần đây nhất về ngài Trần Huyền
Trang (344-413) - một cao tăng đồng thời là học giả Phật giáo (PG) của Trung
Quốc, và là một dịch giả vĩ đại nhất đã biên dịch nhiều bộ kinh PG quan trọng
từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa.

Một trong những
bộ kinh này là Kinh Pháp Hoa, được những thế hệ sau quý trọng bởi lời văn xuất
sắc và rõ ràng, những bản dịch của ngài Huyền Trang ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong số những học giả dự hội thảo có
Giáo sư Lokesh Chandra, giám đốc Viện hàn lâm Văn hóa Ấn Độ. Ngoài ra, còn có
ông Yoichi Kawada - giám đốc IOP, và ông Matsuhisa Yamada - giáo sư danh dự của
Đại học Osaka Kyoiku và cũng là nhà nghiên cứu của IOP, trong số 27 người
thuyết trình về ngài Trần Huyền Trang.
Tại buổi khai mạc hội nghị, giáo sư
Chandra đã giới thiệu một quan điểm lịch sử đối với sự kiện những bộ kinh PG do
ngài Huyền Trang biên dịch đã được mang đến Nhật Bản, và sau cùng đã trở thành
nền tảng của triết học Soka Gakkai và những hoạt động của giáo phái cho sự
nghiệp vì hòa bình và nhân phẩm con người.
Thư ký Bộ Văn hóa Jawhar Sircar cũng
đã đến dự và trao đổi với các đại biểu rằng hội thảo này mang lại cơ hội rất
lớn để hiểu biết về những thành tựu vĩ đại của ngài Huyền Trang và tinh thần
cao cả của ngài.
Ngài Huyền Trang sinh tại
Lạc Châu, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc. Ngài theo PG Đại thừa từ PG Tiểu thừa trong suốt thời gian ở
Kashgarh. Chuyến đi thỉnh kinh
của Ngài sang Ấn Độ rất gian khổ: đói khát, cướp bóc và đầy hiểm nguy. Suốt 16 năm sống ở Liang-chou, ngài đã phát
triển kỹ năng dịch thuật, và năm 30 tuổi ngài đã có danh tiếng
lẫy lừng cho việc biên dịch những bộ kinh quan trọng của PG.
Với sự kết
hợp kiến thức sâu sắc của Phật pháp và ngôn ngữ bậc thầy, Ngài đã để lại cho
đời các bản dịch kinh điển không những rất chính xác, mà còn cực kỳ rõ ràng và
dễ đọc, và vẫn giữ được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Ngài
Huyền Trang viên tịch năm 413 nhưng những bản dịch của Ngài vẫn tiếp tục
được xem là tiêu chuẩn nhất cho đến ngày nay. |
Thủy Ngọc lược dịch (Theo sgi.org)