Những lối đi đặc biệt có thể nhận biết
bằng xúc giác, những biển báo bằng chữ nổi Braille, những máy phát tín
hiệu và một bản đồ chữ nổi Braille sẽ làm cho các di tích Phật giáo nổi
tiếng này - bao gồm Bảo tháp Sanchi - trở nên sống động đối với người
khiếm thị.
Giám đốc Ban
Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) của khu vực là Simadri Bihari Ota nói,
"Đây là địa điểm kháo cổ học đầu tiên trong nước mà chúng tôi dẫn dắt
người mù từ cổng vào đến di tích. Chúng tôi còn cho phép họ được sờ và
cảm nhận các công trình của di tích này". Thông thường, để việc bảo quản
được tốt hơn, giới chức ASI không cho du khách sờ vào các di tích. (
The Buddhist Channel - November 22, 2011)

Bảo tháp Sanchi - Photo: Google
NEPAL: Dự án trồng 1 triệu cây tại Lâm Tì Ni
Quỹ
Động vật Hoang dã Thế giới (WFF) - Nepal đang có kế hoạch trồng 1 triệu
cây tại Lâm Tì Ni, nơi tương truyền là sinh quán của Đức Phật. Họ đã
đạt mục tiêu cho năm 2011 với 108.000 cây con trồng được.
Dự
án cần tổng cộng 10 năm để đạt mục tiêu 1 triệu cây. Các loại cây như
Pipal (Bồ đề), Kadam, Ashoka (A Dục) và Sal sẽ được trồng, vì tương
truyền chúng cùng loại với những cây từng hiện hữu tại Lâm Tì Ni vào
thời của Đức Phật.
Một viên
chức của WFF-Nepal nói, "Mục tiêu chính của chương trình Phong cảnh vùng
Terai Hình cung là xây dựng sự kết nối khắp phong cảnh này để tạo thuận
lợi cho việc di chuyển của động vật hoang dã, đồng thời phát huy sự hòa
hợp giữa con người, động vật hoang dã và thiên nhiên".
(Care2.com - November 24, 2011)

Cây A Dục, một trong các loại cây được trồng theo dự án 1 triệu cây tại Lâm Tì Ni
Photo: Google
BHUTAN: Triển lãm về "Phật giáo tại Nga"
Theo thông tấn xã TASS ngày 24-11-2011, một cuộc triển lãm có chủ đề "Phật giáo tại Nga" đã khai mạc tại Bhutan.
Đây
là lần đầu tiên một cuộc triển lãm như vậy được tổ chức tại vương quốc
vùng Hi Mã Lạp Sơn này, với mục đích thúc đẩy và tăng cường quan hệ
song phương Bhutan - Nga về nhân đạo và văn hóa.
Triển
lãm trưng bày hình ảnh các tu viện Phật giáo thế kỷ thứ 19 và 20 tại
các nước cộng hòa Kalmykia, Buryatia và Tyva, và những hình ảnh 3D về
các xá lợi Phật giáo từng được trình bày với Sa hoàng Nicholas II.
Là
tôn giáo lâu đời nhất của thế giới, Phật giáo đã được chính thức công
nhận tại Nga vào năm 1741- vào thời trị vì của Nữ hoàng Yalizaveta
Petrovna, con gái của Đại đế Peter. (TASS - November 24, 2011)
ẤN ĐỘ: Lễ hội nghệ thuật và văn hóa Phật giáo
Từ
ngày 28-11 đến 01-12-2011, một lễ hội đa ngành về nghệ thuật và văn hóa
Phật giáo sẽ mang đến cho thủ đô New Delhi của Ấn Độ những buổi trình
diễn nghệ thuật từ khắp châu Á.
Lễ
hội diễn ra tại một số địa điểm, và các không gian công cộng sẽ là nơi
dành cho các nhóm biểu diễn và chiếu phim về Phật giáo từ Tích Lan,
Nepal, Nhật Bản, Cam Bốt, Hàn quốc, Bhutan và một số vùng miền của Ấn
Độ.
Được Hội đồng Quan hệ
Văn hóa Ấn Độ (ICCR) tổ chức, lễ hội này trùng với Hội nghị Phật giáo
Toàn cầu để kỷ niệm năm thứ 2.600 Đức Phật Thành đạo. Mục tiêu của lễ
hội là giới thiệu ảnh hưởng của Phật giáo trong biểu diễn nghệ thuật và
truyền thống, vốn có ảnh hưởng tại Ấn Độ cũng như tại các nước Phật giáo
khác. (IANS - November 24, 2011)
TRUNG QUỐC: Lễ hội Quan Âm tại chùa Phổ Đà
Ngày
25-11-2011, nhằm ngày mồng một tháng 11 âm lịch - ngày đầu của Lễ hội
Quan Âm thứ chín, một nhà bảo tàng Phật giáo tại núi Phổ Đà ở tỉnh Chiết
Giang đã mở cửa cho công chúng đến chiêm bái.
Bảo
tàng trưng bày 1.700 hiện vật bao gồm các xá lợi và tác phẩm nghệ thuật
Phật giáo, trong số đó có một pho tượng Đức Phật Quan Âm bằng ngọc bích
nặng 800 kg.
Theo truyền thuyết, núi Phổ Đà là nơi Đức Quan Thế Âm đã giáng hiện. (Xinhua - November 26, 2011)

Tượng Quan Âm bằng ngọc bích nặng 800 kg được trưng bày tại nhà Bảo tàng ở Núi Phổ Đà
Photo: Xinhua
Diệu Âm lược dịch