Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam không đổi so năm ngoái
02/12/2010 18:21 (GMT+7)

 – những thiếu thốn chồng chất nghiêm trọng về sức khỏe, giáo dục và thu nhập ở hộ gia đình – tương đối thấp, nhưng tập trung nhiều ở một số khu vực.

Điều này có nghĩa là những người dân thuộc diện nghèo đa chiều đang sống trong tình trạng nghèo khổ thiếu thốn, đặc biệt về tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đáng chú ý, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm nay đứng ở vị trí 113, không thay đổi so với vị trí của năm ngoái.

Ở một số khu vực ở Việt Nam, tỷ lệ người nghèo đa chiều còn rất cao. Ảnh: minh họa

Theo Báo cáo, trong bốn thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 5 lần. Việt Nam đứng thứ 8 thế giới trong danh sách các quốc gia đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình quân đầu người. Hàng triệu người Việt Nam thoát khỏi nghèo đói về thu nhập. Nhưng những tiến bộ đáng kể về thu nhập không đưa Việt Nam vào danh sách các “quốc gia đứng đầu” về những tiến bộ trong phát triển con người nói chung.

Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhận định: “Một phát hiện quan trọng trong các Báo cáo phát triển con người là thành tựu phát triển không chỉ được đo bằng mức độ thu nhập đơn thuần. Bản thân tăng trưởng kinh tế không tự động cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân”.

Về giáo dục, số năm đi học trung bình ở Việt Nam tăng 1,5 năm trong thời gian từ 1990 đến 2010. Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000, tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục đã chậm lại. Trong 5 năm qua, số năm đi học dự kiến chỉ tăng rất ít, từ 10,3 năm lên 10,4 năm. Về lĩnh vực này, Việt Nam thực hiện tương đối yếu so với các nước khác trong khu vực, học sinh Việt Nam dự kiến tiếp tục đi học ít hơn 3 năm so với học sinh ở Thái Lan và ít hơn 2 năm so với học sinh ở Malaysia.

Đáng chú ý, Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn các nước như Thái Lan và Philippines trong cải thiện bất bình đẳng giới, thể hiện những tiến bộ đạt được trong công tác tăng cường bình đẳng trong các lĩnh vực như giáo dục và y tế. Song cần đầu tư nhiều hơn nữa để duy trì tiến bộ đã đạt được, đồng thời tiếp tục nỗ lực trong các khu vực vẫn còn phụ nữ bị tụt hậu, như tình trạng sức khỏe và giáo dục của phụ nữ ở các cộng đồng dân tộc ít người và các khu vực xa xôi hẻo lánh, sự khác biệt về lương liên quan đến giới, tham gia vào quá trình ra quyết định ở cấp địa phương và bạo lực trên cơ sở giới.

Theo Báo cáo phát triển con người 2010, Trung Quốc, Indonesia, Lào và Hàn Quốc nằm trong danh sách “10 quốc gia đứng đầu” trong số các nước có tiến bộ về phát triển con người.

So với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam ở vị trí cao hơn trong phát triển con người so với Ấn Độ (thứ 119) và Campuchia (124), nhưng cần nhiều nỗ lực để theo kịp Thái Lan (92) và Philippines (97).

Thiên Bình

Nguon: http://sgtt.vn/Khoa-giao/132570/Chi-so-phat-trien-con-nguoi-cua-Viet-Nam-khong-doi-so-nam-ngoai.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang