Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tuần thứ 3 (tháng 9 năm 2011)
06/10/2011 13:02 (GMT+7)



Biểu trưng của GCB lần thứ 7 Photo: The Buddhist Channel


Chủ đề của GCB này là "Các giải pháp Phật giáo cho Thời Hiện đại Khó khăn", bao gồm 8 chủ đề khác nhau về các vấn đề bất tận và tái diễn và sự bất mãn cuộc sống.
11 vị thầy và học giả Phật giáo nổi tiếng từ khắp thế giới sẽ tham dự hội nghị và thuyết pháp. Trong số các diễn giả nổi tiếng được mời dự GCB lần thứ 7 bao gồm Ajahn Brahmavamso, Đại đức Ringu Tulku, Hòa thượng Guo Jun Fashi, Hòa thượng Hueiguang, Angie Monksfield và Tiến sĩ Wong Yin Onn.
Ban tổ chức là Hội Phật giáo Indonesia nói rằng GCB lần thứ 7 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Phật giáo của đất nước này. (The Buddhist Channel - September 17, 2011)

HÀN QUỐC: Số liệu về bộ Tam tạng Triều Tiên

Seoul, Hàn quốc - Với chủ đề "Hơi thở của người Cao Ly với 1.000 năm của trí tuệ", lễ hội văn hóa năm 2011 chào mừng bộ Tam tạng Triều Tiên 1.000 năm tuổi sẽ được tổ chức từ ngày 23-9 đến 6-11-2011 tại hạt Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang.
Tam tạng Triều Tiên được xem là những mộc bản có chất lượng cao nhất thế giới và do đó được UNESCO công nhận là di sản kỷ lục thế giới.
Hoàn thành vào năm 1251, Tam tạng Triều Tiên là mộc bản cổ xưa nhất thế giới. Người ta ước tính rằng phải mất 20 năm để tạo ra 81.258 mộc bản có trọng lượng gần 280 tấn này. Chiều cao của các mộc bản là khoảng 3.200 mét tính theo chiều dọc, và chiều dài là khoảng 60 km khi xếp thành hàng dài. Có khoảng 5.200 ký tự được khắc để ghi lại 1.538 loại kinh điển Phật giáo.
Từ 1.000 năm nay, mộc bản Tam tạng Triều Tiên được lưu giữ an toàn tại Janggyeong Panjeon - tàng kinh các bằng gỗ của chùa Haein ở hạt Hapcheon này. Ngôi chùa Haein và tòa nhà Janggyeong Panjeon cũng là những di sản văn hóa thế giới của UNESCO. (The Buddhist Channel - September 15, 2011)

  

                                      Kích thước của mộc bản Tam tạng Triều Tiên
                                                Photo: The Buddhist Channel

ẤN ĐỘ: Phát hiện bảo tháp Phật giáo tại huyện Krishna của bang Andhra Pradesh

Một Phật tháp hình bán cầu thuộc thời đại Kim cang thừa của Phật giáo (có niên đại thế kỷ thứ 6 và thứ 7 sau Công nguyên) được Sở Khảo cổ học của bang Andhra Pradesh tình cờ khai quật, sau khi họ thấy một viên gạch lớn ở vùng gần một ngọn đồi tại làng Munjuluru ở huyện Krishna của bang này.
Nằm rải rác trong khu vực cằn cỗi rộng nhiều mẫu Anh gần bảo tháp này là những di tích văn hóa Phật giáo.
Bảo tháp được xây bằng gạch trấu có bề ngang 23 cm, cao 7 cm và dài 28 cm - một vật liệu xây dựng tiêu biểu thuộc Phật giáo giai đoạn cuối ( thời kỳ Phật giáo Kim cang thừa được tu tập tại Tây Tạng và Mông Cổ).
Bảo tháp chính có đường kính 10 mét, nay đang trong tình trạng đổ nát, nhưng tuy vậy sẽ là một di tích Phật giáo nữa được thêm vào với 4 di tích chính trong huyện.
(The Hindu - September 19, 2011)


HOA KỲ: Pakistan tuyên bố chủ quyền một tượng Phật được nhà Christie (New York) bán đấu giá

Pakistan đã xác định chủ quyền đối với một tượng Phật được nhà Christie đưa ra để bán đấu giá.
Giá khởi điểm cho pho tượng đã được nêu ở mức 4,45 triệu usd.
Một viên chức UNESCO có trụ sở tại Paris đã theo dõi cuộc bán đấu giá pho tượng và lên tiếng báo động. Qua sự can thiệp của UNESCO, cuộc đấu giá bị đình chỉ, và Pakistan đã được yêu cầu phải chứng minh chủ quyền của mình.
Pho tượng Phật Bố Sa Tha bằng phiến thạch xám này được một mục quảng cáo mô tả là tác phẩm Gandhara thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 hấp dẫn nhất trong toàn bộ sưu tập của nhà Christie.
Một nhà sưu tập tư nhân đã mua pho tượng tại Đức vào năm 1981 và giao cho nhà Christie.
Một viên chức Bộ Khảo cổ và Bảo tàng Pakistan nói rằng tài sản văn hóa này đã bị khai quật trái phép từ các di tích ở vùng Gandhara và buôn lậu khỏi Pakistan vào đầu thập kỷ 1980.
(IANS - September 19- 2011) 


THÁI LAN: Chùa Wat Lak Muang được quân đội bảo vệ

TIN ẢNH:
Photos: France 24


1/ Một binh sĩ Thái cùng các nhà sư bên trong chùa Wat Lak Muang, cách trung tâm thành phố Pattani ở miền nam vài km. Với dây thép gai, hầm bao cát và đội bảo vệ vũ trang, Wat Lak Muang trông giống một tiền đồn quân sự hơn là một đền thờ Phật giáo tiêu biểu.


2/ Các binh sĩ Thái đang nhận chỉ thị buổi tối tại căn cứ của họ bên trong chùa Wat Lak Muang. Do cuộc bạo động chết chóc bùng phát tại khu vực Hồi giáo chiếm ưu thế cách đây 7 năm, quân đội đã trở thành không thể tách rời với các nghi lễ tôn giáo trong khu vực này.


3/ Hàng ngày, binh sĩ Thái giữ an ninh cho các tu sĩ Phật giáo trong suốt cuộc khất thực buổi sáng của họ trong làng Leamnok ở ngoại ô thành phố Pattani. Thỉnh thoảng tại chùa Wat Lak Muang, binh sĩ vũ trang đến tận răng trở về sau khi tuần tra bằng xe tải.


4/ Quanh bảo tháp ở chùa Wat Lak Muang, trại lính tiền chế được thiết lập cho binh sĩ, và các xe bọc thép và xe vận tải đang đậu gần đó.
(France 24 - September 20, 2011)          

Diệu Âm lược dịch

Các tin đã đăng:
Về đầu trang