Một số thông tin từ nước ngoài, được một số trang web dẫn lại, cho biết
Bà Nhu đã có lời xin lỗi đối với Phật giáo Việt Nam, về lời nói của bà ta.
Những lời xin lỗi như vậy, vẫn là không đủ không phản ánh đúng mức sự hối
lỗi nếu có.
Vấn đề của bà Nhu đối với Phật giáo Việt Nam không phải chỉ là những lời
lẽ xúc phạm hỗn xược và quái gỡ đến kinh dị.
Mà còn là những hành động cụ thể đàn áp Phật giáo bằng bạo lực một cách
tàn nhẫn, độc ác, vô lương mà bà ta tích cực tham gia cũng như tự mình chỉ đạo
tiến hành.
Lời nói có thể làm kinh động làm
tổn thương lòng người, nhưng bạo lực thì đã giết chết bao nhiêu mạng Phật tử,
mà làm sao có thể làm họ sống lại cho được?
Bà Nhu, với học vấn và trí thông minh của bà, chắc chắn bà ý thức rất
rõ là bấy nhiêu là không đủ để chuộc lại lỗi lầm của bà, nếu bà đã tự biết rằng
mình có lỗi.
Dù bà đã ra người thiên cổ, lịch sử Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt
Nam không thể ghi nhận những lời xin lỗi như vậy để có thể nhìn nhận con người
bà khác đi được.
Bà Nhu cũng thừa biết rằng, bà có thể chuộc lại lỗi lầm (nếu bà ta thừa
nhận là có) bằng những hành động thích hợp, đủ để có thể Phật giáo và dân tộc
nhìn bà khác đi và ghi nhận sự chuộc lỗi đó.
Nhưng bà đã không làm .
Bà Ngô Đình Nhu thực chất là người còn sót lại duy nhất của triều đại
Ngô Đình Diệm (Tổng Giám mục Ngô Đình Thục không trực tiếp nắm quyền chỉ đạo hoạt
động chính quyền).
Bà Nhu cũng biết là những Diemist (những kẻ theo Diệm) vẫn hoạt động chống
Phật giáo một cách điên cuồng và quyết liệt, đặc biệt là ở Mỹ, và một số nơi trên thế giới.
Những Diemist dùng đủ mọi phương cách, thủ đoạn để chống lại Phật giáo,
nhất là sử dụng các phương tiện truyền thông để xuyên tạc lịch sử, nói xấu Phật
giáo Việt Nam. Họ làm điều đó một cách liên tục không hề giảm bớt theo thời
gian ngày càng lùi xa, và thậm chí có lúc tăng cao đột biến.
Nếu bà Ngô Đình Nhu thật tình có hối lỗi, thì bà có thể chuộc lại lỗi lầm
của mình bằng cách nhân danh là một người đã từng tham gia vào hàng lãnh đạo của
chính quyền Ngô Đình Diệm, một Diemist ở tầng cao nhất, một người còn lại trong
gia đình Ngô Đình Diệm, có thể đưa ra những lời lẽ để can ngăn những hành động
chống Phật giáo Việt Nam do những Diemist tiến hành trong suốt từ mấy chục năm
qua và đến nay. Lời nói của bà chắc chắn có hiệu quả với đám Diemist kia và ít
ra, cũng hạn chế được một phần tác động chống phá Phật giáo Việt Nam đó, chuộc
lại lỗi lầm của bà Nhu một cách cụ thể, xác định.
Nhưng bà đã không làm như vậy.
Do vậy, một số lời lẽ xin lỗi nào đó của bà, nếu có, đối với Phật giáo
Việt Nam cũng không đáng tin cậy, không thể hiện được sự hối lỗi (nếu có) của
bà đối với hành động và lời nói của bà chống Phật giáo Việt Nam, gây tổn thương
nghiêm trọng đối với Phật giáo Việt Nam.
Người Phật tử Việt Nam nhìn nhận việc qua đời của Bà Ngô Đình Nhu trên
tinh thần từ bi, không hiềm hận.
Nhưng người Phật tử Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ nhìn nhận đúng như
sự thật lịch sử, đánh giá đúng theo sự thật lịch sử một con người như Bà Nhu, với
tất cả sự kiện liên hệ.
Bà Nhu những năm cuối đời không chống Phật giáo Việt Nam một cách điên
cuồng nữa, nhưng dù có thể, bà ta vẫn không có sự ngăn chặn, khuyên can những
Diemist thôi chống phá Việt Nam, dù bà có thẩm quyền tinh thần, có khả năng thực
tế và chắc chắn sẽ đem lại kết quả ở mức độ nào đó. Nếu bà làm như vậy thì bà mới
hối lỗi thực sự.
Người Phật tử Việt Nam cần ghi nhận điều này trên tinh thần chánh tư
duy.
Những kiểu nói như bà Nhu vẫn sẽ còn tiếp tục.
MT