Các cá nhân được vinh danh lần này gồm các nhà nghiên cứu lịch sử, y khoa, văn hóa, nghệ sĩ, các cá nhân và tổ chức ngoại giao như GS.TS.BS Đỗ Văn Dũng - phó hiệu trưởng ĐH Y dược TP.HCM, GS.TS.BS Bùi Đức Phú - giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, ThS Phan Kim Ngọc - giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, NSƯT Nguyễn Xuân Hinh, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại VN Lê Thành Ân và phu nhân...
Lễ vinh danh được tổ chức hai năm/lần, lễ vinh danh đầu tiên được tổ chức năm 2011.
HỒNG NHUNG
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/557860/vinh-danh-12-ca-nhan-dong-gop-cho-khoa-hoc-y-te-va-van-hoa.html
· Lễ vinh danh chương trình phòng ngừa viêm gan B
(DĐDN) -Ủy ban Hữu nghị Việt Mỹ giữa TP San Francisco và TP HCM (SFHCMCSCC) vừa tổ chức lễ vinh danh 2013 và tổng kết hoạt động của Ủy ban trong chương trong chương trình phòng chống viêm gan siêu vi B tại Việt Nam.
Lễ vinh danh được SFHCMCSCC tổ chức 2 năm một lần để vinh danh những công dân đã có thành tích đáng kể vào các lĩnh vực khoa học, văn hóa và y tế, đặc biệt là những người đã đóng góp cho chương trình phòng ngừa viêm gan B của SFHCMCSCC tại Việt Nam.
Lễ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2011 dưới sự chỉ đạo của GS.TS.BS Bùi Duy Tâm, Chủ tịch Quỹ Quốc tế về bệnh gan cho Việt Nan, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Hữu nghị Việt Mỹ giữa TP San Francisco và TP HCM. Các tổ chức và cá nhân được vinh danh lần này bao gồm các nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, y khoa, các cá nhân và tổ chức ngoại giao, các mạnh thường quân đã giúp đỡ thực hiện công cuộc phòng chống viêm gan B và các chương trình từ thiện hữu ích.
Được biết, tính từ năm 2010 tới nay, Quỹ Quốc tế về bệnh gan cho Việt Nam (International Liver Foundation for Vietnam) đã tiêm chủng ngừa cho 1.512 trẻ em (5-10 tuổi) tại Ba Vì, Hà Nội; Đã tiêm chủng ngừa cho 18.000 học sinh trung học tỉnh Long An (14-16 tuổi); Đã và đang sàng lọc/ chủng ngừa cho 1.300 sinh viên Trường Đại học Y dược Huế và 2.600 sinh viên Trường Đại học Y dược TP HCM trong năm học 2012-2013; Trong năm học 2013-2014, quỹ đã mở rộng kế hoạch sàng lọc/ chủng ngừa đến koa điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân và Đông Á tại Đà Nẵng. Hiện đang mở rộng kế hoạch đến Đại học Y dược Quốc gia Hà Nội và Thái Bình.
N.Thành
* * *
http://www.ndanghung.com/bai-viet/2013/07/07/tt-bill-clinton-we-cannot-change-the-past-what-we-can-change-is-the-future-chung-ta-khong-the-thay-doi-qua-khu-dieu-ma-chung-ta-co-the-thay-doi-la-tuong-lai.html/#more-7815

GS Nguyễn Đăng Hưng Phát biểu tại buổi lễ Vinh danh Các cá nhân xuất sắc
do Ủy ban Kết nghĩa TP Hồ Chí Minh – San Francisco (Sister City Committee)
tổ chức tại Dinh Thống Nhất chiều ngày 6/7/2013
Kính thưa quí vị,
Tuy không phải là Việt kiều định cư tại Mỹ, tôi rất lấy làm vinh dự được mời có đôi lời phát biểu trong buổi họp mặt long trọng này.
Theo tôi bang giao bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ là phát triển ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam từ ngày hòa bình thống nhất. Và tôi đã luôn luôn theo dỏi diễn tiến của mối liên hệ lịch sử này từ bao năm nay.
Trong bài diển văn đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 17/11/2000, TT Clinton đã trích dẫn truyện Kiều áng văn chương số một của dân tộc Việt Nam:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

Tổng thống Bill Clinton đã thi vị hóa tương lai mối bang giao Hoa Kỳ – Việt Nam qua câu thơ Kiều đại ý:
“Những hình ảnh băng giá của quá khứ đã bắt đầu tan và những phác thảo về nột tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”
Sau đó TT Clinton cũng đã tuyên bố rõ hơn:
“We cannot change the past. What we can change is the future”
(Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai).
Dự đoán của TT Clinton quả đã được ứng nghiệm một cách ấn tượng trong thực tế.
Năm 2005 trong chuyên đi thăm Hoa Kỳ, TT Phan Văn Khải đã đặt tay lên chân tượng Harvard. Tương truyền, đến ĐH Harvard, nếu chụp ảnh với tượng Harvard và đặt tay lên giày của ông, có nghĩa là mọi người trong dòng họ sẽ thành đạt. Có lẽ Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hy vọng người dân Việt, thế hệ trẻ sẽ học tốt vì cái “hên” đó.
Nay Việt Nam xếp thứ 8 về số lưu học sinh tại Mỹ!
Theo số liệu của tổ chức Open Doors, số lượng sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học của Mỹ nay đã gần 16.000 sinh viên.
Hợp tác thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Kim ngạch thương mại hai chiều từ 2 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 26 tỷ USD năm 2012!
Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao 1995 đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã mang lại nhiều kết quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư; khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Tôi cho rằng hợp tác bền vững nhất là hợp tác giao lưu thân thiện của xã hội dân sự của hai nước. Chính những kết nối này sẽ hóa giải nhưng mâu thuẩn văn hóa, tạo chất keo việc hữu nghị đích thực.
Chính thể sẽ đi qua theo thời gian nhưng xã hội dân sự sẽ mãi trường tồn qua tháng năm.
Và trên lĩnh vực này Ủy ban Hữu Nghị Việt Mỹ San Fancisco – TP. HCM đã đi những bước cụ thể tiền phong rất đáng trân trọng.
Ngoài việc vinh danh các nhà khoa học, các nhà hoạt động kinh tế, các nhà hoạt động văn hóa Việt nam cũng đước chú ý tới.
Đây là là một nét son của động tác này.
Năm ngoái tôi có tham gia buổi vinh danh GSTS Trần Văn Khê, cố Nhạc Sỹ Phạm Duy, BS Trương Thìn, nhà văn Trần Thùy Mai…
Năm nay đến lược các nghệ nhân ông bà Võ văn Quân – Hoàng Lệ Xuân, và NSUT Bùi Xuân Hinh và học giả Nguyễn Đắc Xuân.
Học giả Nguyễn Đắc Xuân, bằng hữu thân thích của tôi từ nhiều năm nay vốn là một nhà nghiên cứu độc lập. Vì chiến tranh đến 15 tuổi mới được đi học. Sau này vào đại học chưa kịp tốt nghiệp đã tham gia tích cực phong trào học sinh sinh viên đô thị rồi rút lên bưng biền, chẳng có một tấm bằng dính túi! Hòa bình trở lại trở thành nhà báo Nguyễn Đắc Xuân không chạy theo thời cuộc kiếm chác các bằng tại chức. Như vậy, Ủy ban đã có cặp mắt tinh đời, vinh danh một nhà nghiên cứu qua giá trị của các công trình sách vở đã xuất bản, bất chấp yêu cầu khoa bảng hữu danh vô thực như ta thường thấy tại Việt Nam…
Xin chân thành chúc mừng các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam
Và nhất là tôi cũng xin chân thành chúc cho sinh hoạt của Ủy ban Hữu Nghị Việt-Mỹ San Fancisco – TP. HCM ngày càng phong phú, mở rộng với những thành quả hữu hiệu vang dội hơn nữa.
Xin cám ơn sự lưu ý của quí vị.
Sài Gòn ngày 6/7/2013
GS Nguyễn Đăng Hưng
() () ()
Vài hình ảnh buổi lễ vinh danh tại hội trường Thống Nhất 6/7/2013:


Hội trường Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ)

Hình chụp nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, GSBS Bùi Duy Tâm, GSTS Nguyễn Đăng Hưng


Các vị được vinh danh
* * * *