Tại buổi
lễ có sự tham dự của các quan chức Ấn-Trung và các đại diện của Đại học
Nalanda , biểu trưng mới của trường đã được công bố.
Khoản tiền tặng
này, theo thỏa thuận trước đây giữa 2 nước, sẽ được dùng để xây một thư
viện kiểu Trung quốc tại trường Đại học Nalanda tương lai.
Trường
Đại học Nalanda thời cổ đại được đặt tên là Chùa Nalanda, khi tại đó có
một số nhà sư Trung Hoa nghiên cứu và giảng dạy Phật giáo. Sau đó chùa
đã bị phá hủy vào thời chiến tranh.
(fmprc.gov.cn - November 17, 2011.
ÚC ĐẠI LỢI: Hội Phật Quang Quốc tế Queensland (BLIAQ): Tổ chức Cộng đồng của Năm 2011
BLIAQ,
có trụ sở tại Chùa Trung Thiên thuộc hội Phật Quang Sơn thành phố
Brisbane, đã được chính phủ Úc công nhận là Tổ chức Cộng đồng của Năm
2011.
Với hơn 1.500 hội viên, BLIAQ phục vụ cộng đồng qua việc tổ
chức các hoạt động đa văn hóa và tinh thần và qua các chương trình từ
thiện, cung cấp các chương trình giáo dục và giúp đỡ những người đang
gặp khó khăn.
Tổ chức nhiều sự kiện nhăm phát huy sự hòa hợp cộng
đồng và cung cấp các hỗ trợ cho hơn 70 hội từ thiện, hội BLIAQ tiếp tục
là gương sáng dẫn đầu trong việc giúp đỡ các cộng đồng trong nước và
những người kém may mắn ở hải ngoại.
BLIAQ tuân thủ những nguyên tắc
chủ đạo của Hòa thượng Hsing Yun, người sáng lập hội, trong việc phát
triển tài năng qua giáo dục, phát huy Phật giáo thông qua các nỗ lực văn
hóa, mang lại lợi ích cho xã hội qua các chương trình từ thiện và thanh
tịnh tâm ý thông qua thực hành Phật pháp.
(Westernder - November 16, 2011)
NAM HÀN: Phái đoàn Phật tử Nam Hàn đến Bắc Hàn để thảo luận về các cổ vật bị thu giữ tại Nhật
Ngày
18-11-2011, Nam Hàn cho biết đã cho phép một phái đoàn Phật giáo 7
người đến Bắc Hàn vào tuần sau, để thảo luận về một dự án thu hồi lại
những cổ vật bị Nhật Bản chiếm đoạt từ bán đảo Triều Tiên trong cuộc
chiếm đóng từ 1910 đến 1945.
Sự phê duyệt này của Nam Hàn là dấu hiệu rõ ràng mới nhất của sự giảm bớt căng thảng giữa 2 miền.
Các
quan chức của Bộ Thống nhất ở Seoul cho biết rằng các đại diện từ Hội
Phật giáo Tại gia thuộc phái Tào Khê của Nam Hàn sẽ đến thành phố biên
giới Kaesong của Bắc Hàn vào ngày 22-11 và gặp gỡ các đối tác miền bắc
của họ để thảo luận về dự án.
Một quan chức giấu tên của Bộ này nói,
"Việc phê chuẩn đã được thực hiện, vì dự án này là một nỗ lực chung của
miền Nam và miền Bắc để thu hồi các tài sản văn hóa của chúng tôi, vốn
bị chiếm đoạt trong suốt thời kỳ thực dân Nhật cai trị".
(Yonhap News - November 18, 2011)
NAM HÀN: Cuộc hành hương theo bước chân nhà sư Wonhyo
Vào
ngày 2-12-2011, một đội hỗn hợp gồm các học giả, các nhà thám hiểm và
các nhà báo sẽ bắt đầu mở đường cho một cuộc hành trình vốn được ấp ủ
trong khoảng 5 năm qua - đi theo những bước chân qua Bán đảo Triều Tiên
của nhà sư Triều Tiên Wonhyo thuở xưa.
Đây là cuộc hành hương đầu
tiên của loại này được thực hiện để vinh danh Wonhyo, nhà sư nổi tiếng
nhất của Triều Tiên, là người đã giác ngộ tại Dangjin vào thế kỷ thứ 7
trong khi ông cố gắng đi thuyền sang Trung Hoa.
Cuộc hành hương sẽ
khởi hành từ Gyeongju - trước kia là kinh đô của vương quốc Phật giáo
Silla, nơi sư Wonhyo sống - và kết thúc tại Dangjin ở bờ tây của Tỉnh
Nam Chungcheong. Những người hành hương sẽ chủ yếu đi bộ dọc theo các
tỉnh lộ và các sơn đạo. (The Seoul Times - November 18, 2011)

Wonhyo (617-686) là một trong những nhà tư tưởng, nhà văn và nhà bình luận hàng đầu của truyền thống Phật giáo Triều Tiên
Photo: The Seoul Times
HOA KỲ: Triển lãm xá lợi tại thành phố Hilo (Hawaii)
Từ
ngày 19 đến 20-11-2011, các xá lợi linh thiêng của Đức Phật và các môn
đệ của Ngài, và của các đại sư Phật giáo từ 2.500 năm qua được trưng bày
tại thành phố Hilo.
Khách đến chiêm bái xá lợi được mời quay cối
kinh, đánh chuông và được chúc phúc từ một xá lợi của Đức Phật đặt trên
đầu của họ tại Giáo hội Hilo Meishoin .
Ngoài các xá lợi của Đức Phật
và 2 đại đệ tử của Ngài là A Nan và La Hầu La, còn có hơn 3.000 xá lợi
của 40 vị đại sư Phật giáo khác, bao gồm xá lợi của Đức Mục Kiền Liên và
của nhà tư tưởng vĩ đại Nagarjuna. Xá lợi gần đây nhất là của một vị
tôn sư thuộc dòng truyền thừa Gelug Tây Tạng viên tịch vào năm 2007; xá
lợi cổ nhất tương truyền là của Ca Diếp Phật, là một vị cổ Phật xuất
hiện trước Đức Phật một thời gian.
Một số xá lợi là những mảnh răng
và xương, nhưng phần lớn là ringsel - theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là
những mẫu vật giống như hạt trai hoặc thủy tinh.
(Hawaii Tribune Herald - November 20, 2011)

Hòa
thượng Junshin Miyazaki cầu nguyện khi đặt một xá lợi của Đức Phật
(đựng trong hộp bảo tháp) lên đầu một khách tham quan triển lãm tại
Hilo, Hawaii
Photo: PETER SUR
Diệu Âm lược dịch