Em
năm nay 20 tuổi, anh ấy 23, em quen anh ấy đã được 3 năm,
tình cảm giữa em và anh ấy rất mặn mà, anh ấy đang học
computer science, nhưng có một chuyện mà hai đứa em luôn đau
khổ: em là người đạo Thiên Chúa, nhưng gia đình anh ấy
theo đạo Phật, có nhiều lần anh đã muốn công khai chuyện
tình cảm của hai đứa nhưng không dám vì gia đình của anh
ấy không chấp nhận anh quen với người có đạo, bản thân
anh cũng là con út trong gia đình, cho nên bây giờ hai đứa
em quen nhau cứ phải lén lút, điều này làm em buồn lắm,
gia đình em khó lắm, không chấp nhận em kết hôn với người
ngoại đạo, thậm chí anh ấy đồng ý theo đạo mà ba em cũng
còn không chấp nhận, chúng em không thể xa nhaụ
Bây
chúng em phải làm sao để hai gia đình chấp nhận, bản thân
anh là người rất có trách nhiệm, là đứa con ngoan trong gia
đình, anh ấy sẵn sàng theo đạo nếu gia đình chấp nhận,
nhưng mãi mãi gia đình anh ấy không chấp nhận thì chúng em
sẽ phải xa nhau mãi mãi ư, đời em đã thuộc về anh ấy,
em không hề hối hận những điều em đã làm, nhưng em phải
làm sao để gia đình cho anh ấy theo đạo, chẳng lẽ em cứ
chờ đợi mòn mỏi hoài vậy, em và anh ấy yêu nhau là một
cái tội ư, bây giờ em phải làm sao đâỷ Xin chi giúp em vớị
TRẢ
LỜI
Phải
nói thẳng một điều là cả hai gia đình, gia đình em và gia
đình anh ấy của em, đều hẹp hòi, ích kỷ, không quan tâm
đến hạnh phúc của con cái mà chỉ muốn chúng phải là những
con cừu do mình chỉ huy, áp đặt, nếu chúng không làm đúng
theo ý mình thì mặc kệ, cho chúng nó đau khổ. Họ không thèm
quan tâm đến tình huống cặp tình nhân tre, quá yêu nhau, muốn
sống chung với nhau nhưng phải lén lén lút lút, nếu người
con gái có thai ngoài hôn nhân, rồi hậu quả sẽ ra sao, liệu
mầm sống mới chưa kịp mở mắt chào đời kia có vì sự
khắt khe của ông bà nội, ông bà ngoại mà đành trôi theo
bàn tay nạo thai mà ngậm hờn dưới lòng cống không?
Tuyệt
đỉnh của tôn giáo là CHÂN THIỆN MỸ. Nhưng khi tôn giáo
đã gom lại thành tổ chức thì đôi khi lại nẩy sinh ra những
hạng người cuồng tín, làm những điều khiến cho tôn giáo
của họ trở thành biến thể, đi xa cái chân thiện mỹ, mà
trở thành một hình thức giống như là phe pháị Phe này muốn
lấn lướt phe kia, tự cao về phe mình, không nghiên cứu giáo
lý của tôn giáo khác để nhìn thấy được cái tuyệt đỉnh,
cái CHÂN THIỆN MỸ mà giáo chủ của họ đã vì những điều
đó mà hình thành tôn giáo của họ. Trái lại, cứ như con
ếch ngồi dưới đáy giếng, nhìn lên thấy bầu trời nhỏ
hơn cái chiếu, tưởng rằng chỉ có đạo của mình là hay
nhất, không biết gì về các đạo khác, thậm chí, do không
hiểu biết, đôi khi nói những điều vô căn cứ, hoang đường,
thành ra như là nói xấu đạo khác vậỵ
Căn
bệnh trầm kha này đã và đang gây tai họa cho nhân loại qua
các cuộc thánh chiến. Chỉ khi nào, hoặc là mọi người đều
nghiên cứu thêm về các tôn giáo khác để hiểu biết và
thông cảm nhau hơn, hoặc là không nghiên cứu thì cứ nên
tôn trọng sự tự do tôn giáo, tự nhủ rằng vì mình thiếu
hiểu biết, không thấy cái hay của các tôn giáo khác không
có nghĩa là đạo khác xấu, mình có bổn phận phải <<
cứu vớt >>. Đừng nghĩ rằng chỉ có riêng những người
theo tôn giáo mình là <<có đạo>>, còn các người không
theo đạo của mình thì gom chung thành << người ngoại
đạo >> cần được giáo dục để << theo đạo >>. Điều
này phải cần đến sự tận tâm giảng dậy của các vị
linh hướng có tinh thần cởi mở, hiểu biết rộng, và có
tấm lòng từ bi, bác ái, thương xót cho cái kiếp người vốn
đã đầy nỗi thống khổ, không nên lợi dụng tôn giáo để
quàng thêm vòng dây kẽm gai lên đầu lên cổ tuổi trẻ nữạ
Các
em nên cố gắng học hành chăm chỉ để kiếm được việc
làm, thoát được ảnh hưởng của gia đình về mặt kinh tế,
rồi sau đó, hãy can đảm trình bầy hoàn cảnh thực sự của
hai em, là hai em không thể xa nhau được, yêu cầu hai bên cha
mẹ tác thành, nếu không, các em đã lớn, các em cũng có bổn
phận đối với chính mình, các em có thể tự định đoạt
đời các em.
Về
việc đổi đạo, em nên giữ sự tế nhị và hợp lý, không
nên đem hôn nhân làm một áp lực bắt người khác đổi đạọ
Hai em nên đạo ai nấy giữ. Sau này, khi hai em sống chung,
chính cung cách sống của các em sẽ nói lên tính ưu việt
của tôn giáo mà các em chịu ảnh hưởng. Từ đó, tùy theo
lòng kính quý của mỗi em đối với từng tôn giáo, các em
vẫn còn dư thời giờ để đổi đạo, nếu muốn. Sự cưỡng
bách không thể thấm sâu vào lòng người, mà lại phát sinh
ẩn ức. Để xứng đáng đi vào lãnh vực tâm linh, mỗi người
phải có tấm lòng thành khẩn, bước những bước hân hoan,
tâm hồn sung mãn với những tư tưởng khai phóng, không
phải là những bước lầm lũi tủi hờn vì bị ép buộc.
(Thuần
Nhã )