GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------ o0o ------ --------- O0O ----------
Số : 317 /TT.HĐTS Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 8 năm 2011
THÔNG TƯ
Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo
các quận, huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ mới
Kính gởi: Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo
- Căn cứ điều 39, 40 chương VIII Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Căn cứ điều 1 chương I Quy chế hoạt động Ban Đại diện Phật giáo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Căn cứ Nghị quyết số: 314/NQ. HĐTS ngày 22/8/2011 của Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Căn cứ chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2011 của GHPGVN;
Để
việc tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo các quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) nhiệm kỳ mới được tiến hành đúng
trình tự và thành công viên mãn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
hướng dẫn một số công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp huyện như sau:
1.
Đề nghị Quý Ban Trị sự hướng dẫn Ban Đại diện Phật giáo quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ban Đại diện Phật giáo huyện)
tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ mới. Nếu địa phương không
đủ điều kiện tổ chức Đại hội Đại biểu, có thể tổ chức Hội nghị Đại biểu.
2. Quý Ban Trị sự hướng dẫn Ban Đại diện Phật giáo huyện nhiệm kỳ cũ chuẩn bị:
a. Nội dung Đại hội:
Kế hoạch tổ chức Đại hội, thành lập Ban Tổ chức Đại hội, nội qui Đại
hội, diễn văn khai mạc, báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ cũ,
chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ mới, tuyên bố mãn nhiệm, phát
biểu nhận nhiệm vụ, dự thảo nghị quyết, diễn văn bế mạc đại hội.
- b. Nhân sự nhiệm kỳ mới: Chứng minh Ban Đại diện, Ủy viên Ban Đại diện
- Chứng
minh Ban Đại diện: Gồm các vị Giáo phẩm tiêu biểu, đạo cao đức trọng
tại địa phương, có uy tín, đạo đức. Không quá 1/3 số lượng của Ban Đại
diện.
- Ban
Đại diện: Số lượng không quá 15 Ủy viên chính thức, bao gồm các Tăng
Ni, Phật tử tiêu biểu của các hệ phái tại địa phương; có năng lực hoạt
động, uy tín và đạo đức tốt. Nếu do nhu cầu Phật sự tại địa phương, có
thể cơ cấu một số Ủy viên dự khuyết nhưng không quá 1/3 số lượng Ủy viên
chính thức. Đối với việc dự kiến nhân sự phải cân nhắc kỷ, bàn bạc dân
chủ trong nội bộ Ban Đại diện, tham khảo ý kiến Ban Thường trực Ban Trị
sự.
- Ø Các chức danh trong Ban Đại diện:
- Chánh Đại diện
- 02 Phó Đại diện
- 01 Thư ký
- 01 Thủ quỹ
- 01 Ủy viên Kiểm soát
- Các Ủy viên chuyên ngành.
-
Các ủy viên chuyên ngành theo yêu cầu, có thể thành lập một Tiểu ban
không quá 09 thành viên, do Thường trực Ban Đại diện Phật giáo quyết
định chuẩn y.
- c. Thời gian tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện:
Tổ chức trong 02 ngày, một ngày Đại hội trù bị, một ngày Đại hội chính
thức. Thời gian kết thúc công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp
huyện vào cuối tháng 6 năm 2012.
- Nếu tổ chức Đại hội trong năm 2011, nhiệm kỳ mới của Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện là: 2011 – 2016.
- Nếu tổ chức vào năm 2012, nhiệm kỳ mới của Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện là: 2012 – 2017.
d. Thủ tục hành chánh:
Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ cũ có văn bản đăng ký việc tổ
chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp huyện với Ban Thường trực Ban Trị
sự, Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Nội vụ huyện về thời gian, địa điểm tổ
chức, số lượng đại biểu tham dự Đại hội và nhân sự Ban Đại diện Phật
giáo huyện nhiệm kỳ mới.
e. Chương trình Đại hội chính thức:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.
- Diễn văn khai mạc.
- Tặng hoa chúc mừng.
- Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ cũ.
- Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ mới.
- Tham luận (nếu có).
- Tuyên bố mãn nhiệm của Ban Đại diện Phật giáo nhiệm kỳ cũ.
- Tiểu ban Nhân sự Đại hội giới thiệu danh sách nhân sự BĐDPG nhiệm kỳ mới.
-
Ban Thường trực Ban Trị sự lấy ý kiến đại biểu và thông qua danh sách
thành phần nhân sự Thường trực Ban Đại diện và Ban Đại diện Phật giáo
nhiệm kỳ mới.
- Tân Ban Đại diện Phật giáo nhiệm kỳ mới ra mắt và phát biểu nhận nhiệm vụ.
- Phát biểu chúc mừng của Ban Đại diện Phật giáo bạn (nếu có).
- Tặng quà lưu niệm.
- Phát biểu của Cơ quan Nhà nước cấp huyện.
- Đạo từ của Ban Thường trực Ban Trị sự.
- Cử đoàn Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh, Thành.
- Nghị quyết Đại hội.
- Diễn văn bế mạc và cảm tạ của Ban tổ chức.
- f. Trang trí và các biểu ngữ của Đại hội:
- Trong Hội trường:
+ Biểu ngữ treo phía trước tại lễ đài:
ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
+ Tại Lễ đài:
+ Tượng Phật chính giữa
+ Phía bên phải (từ trên nhìn xuống): Cờ nước
+ Phía bên trái (từ trên nhìn xuống): Pano và cờ Phật giáo
- Pano chính giữa tại lễ đài:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO HUYỆN ………..
LẦN THỨ ………., NHIỆM KỲ …………..
……………, ngày …….tháng ……năm ……….
- Pano hai bên tại Hội trường:
+ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. (lời nói đầu Hiến chương GHPGVN)
-
Lý tưởng giác ngộ, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo
lý Đức Phật nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh. (lời nói đầu Hiến chương GHPGVN)
- Ngoài Hội trường:
- Trước cửa Hội trường: CHÀO MỪNG QUÝ ĐẠI BIỂU
- Trước cổng Hội trường:
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO HUYỆN………… LẦN THỨ ………
- Trước cổng Hội trường cắm cờ: cờ nước bên phải từ ngoài nhìn vào, cờ Phật giáo bên trái từ ngoài nhìn vào.
- Sau
khi các công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội hoàn tất, đề nghị Quý Ban có
văn bản chính thức đăng ký việc tổ chức Đại hội với Ban Thường trực Ban
Trị sự, UBND, Phòng Nội vụ huyện, thị xã, thành phố.
4.
Trong quá trình tổ chức, nếu có gì trở ngại, quý Ban Trị sự liên hệ
trực tiếp qua điện thoại với Văn phòng Trung ương Giáo hội để được hỗ
trợ.
Kính chúc Quý Ban vô lượng an lạc, Phật sự viên thành.
Nơi nhận : TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
- Như trên. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- UBND, Ban Tôn giáo-Sở Nội vụ Tỉnh, Thành PHÓ CHỦ TỊCH kiêm TỔNG THƯ KÝ
“để
biết và giúp đỡ”
(đã ký)
- Lưu Hòa Thượng THÍCH THIỆN NHƠN