làm phóng sự mới, thích hợp với Phật giáo, để
làm phong phú hơn nữa chương trình, gia tăng liều lượng nội dung các chương
trình liên hệ đến Phật giáo.
Phương
thức được đề nghị dưới đây, theo chúng tôi nghĩ, không chỉ có thể ứng dụng đối
với chương trình “Ngày An Viên”, mà
có thể được các trang tin điện tử Phật giáo ứng dụng, nhằm mục tiêu không những
giáo dục truyền thống đạo đức Phật giáo đối với Tăng Ni Phật tử, mà còn là dịp
để nêu cao những tấm gương đạo đức tu hành đối với toàn xã hội, hướng tới công
chúng rộng rãi.
Tùy
theo từng đơn vị truyền thông Phật giáo mà chúng ta chọn một tên gọi thích hợp,
nhưng tựu trung lại, đây là hình thức định kỳ giới thiệu tiểu sử, hành trạng,
đạo hạnh của các vị danh Tăng, danh Ni Việt Nam, giới thiệu ý kiến tưởng nhớ
quý ngài, học tập đạo hạnh của quý ngài từ môn đồ, pháp quyến, giới thiệu sự
nghiệp kiến tạo của các ngài còn lưu lại như chùa chiền, tùng lâm, bảo tháp,
công trình dịch thuật, trước tác…
Từ
điểm nhìn Phật giáo, thì đây là cách đưa lễ giỗ liệt vị danh Tăng, danh Ni hữu
công đã viên tịch lên các phương tiện truyền thông Phật giáo.
Từ
điểm nhìn truyền thông, thì đây là một hình thức chương trình “Ngày này năm ấy”, thu hẹp vào đối tượng
là chư vị tôn đức Phật giáo đã quá vãng, lấy ngày giỗ làm ngày thực hiện chương
trình hàng năm.
Về
tư liệu để thực hiện chương trình, chúng ta đã có một bộ sách về danh Tăng Phật
giáo Việt Nam, với 2 tập khổ lớn dày hàng ngàn trang, tập hợp hình ảnh, tiểu
sử, ghi nhận đạo hạnh, kết quả hoằng hóa của chư vị danh Tăng Việt Nam. Và nếu
cần, chúng ta có thể cập nhật từ cơ quan hữu quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như
kêu gọi việc hỗ trợ tư liệu từ quý vị môn sinh, pháp tử.
Các
trang mạng Phật giáo có thể mở một mục đặc biệt về kỷ niệm các vị danh Tăng,
danh Ni, để trước ngày giỗ quý tôn đức, hình ảnh, tiểu sử, bài viết… về quý tôn
đức quá vãng lại tự động được đăng lên, từ đó nhắc nhở quý Tăng ni Phật tử viết
bài tưởng niệm, giới thiệu tác phẩm… của quý liệt vị tôn đức, tiến đến khi cử
hành ngày kỵ giỗ quý ngài tại chùa, thì trên các trang mạng sẽ có loạt bài và
hình ảnh tưởng niệm tương ứng. Việc này được tiến hành hàng năm và lúc nào trên
trang mạng cũng có một vị danh Tăng, danh Ni được tưởng nhớ, qua đó, giáo dục
truyền thống đối với các thế hệ hậu học.
Về
phía truyền hình, ngoài cách làm tương tự đối với hình ảnh, tiểu sử liệt
vị danh Tăng, danh Ni, theo dạng “Ngày này năm ấy” để kỷ niệm, còn có thể
tổ chức đưa tin về lễ giỗ tại Tổ đình, chùa nơi quý danh Tăng, danh Ni tiền bối
đã tu học, giới thiệu hình ảnh về chùa chiền bảo tháp liên hệ, giới thiệu lời
phát biểu của các đệ tử xuất gia tại gia của quý ngài, ý kiến đánh giá của các
nhà sử học của các vị tôn đức lãnh đạo giáo hội. Trong Phật giáo Việt Nam lễ giỗ liệt
vị Tổ sư, danh Tăng danh Ni hữu công là những sự kiện, tập họp được chư vi tôn
đức, cũng như đồ chúng Phật tử.
Mục
tiêu trên hết được nhắc đến là giáo dục truyền thống, nêu cao tinh thần tôn sư
trong đạo, nêu bật đạo hạnh, công đức của quý liệt vị tổ sư, danh Tăng, danh Ni
quá vãng làm gương học tập.
Đây
cũng là một hình thức tôn kính ông bà, tổ tiên, các bậc tiền bối, một truyền
thống đáng quý của dân tộc Việt Nam
nói chung, Phật giáo Việt Nam
nói riêng.
Chi
phí và công sức để thực hiện những chương trình như vậy không cao. Nội dung
thực hiện một lần được tái sử dụng ở các năm sau.
Thí
dụ, năm sau, tương ứng với khoảng 1 tuần lễ trước lễ kỷ niệm ngày viên tịch của
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, các trang mạng Phật giáo sẽ có bài, hình ảnh, tiểu
sử của Hòa thượng được cài đặt đăng tải theo lịch tự động ở mục dành cho nội
dung này. Từ đó, sẽ thúc đẩy các bạn đọc, cộng tác viên viết bài tưởng nhớ cố
Hòa thượng để cùng đăng tải trong dịp tổ chức lễ giỗ của ngài sau đó.
Nhiều
đơn vị truyền thông Phật giáo có thể sử dụng chung tư liệu từ một đơn vị truyền
thông Phật giáo phát tâm thực hiện đầu tiên, sao cho hoạt động kỷ niệm liệt vị
tiền bối tổ sư, ghi nhớ, tri ân công lao quý vị danh Tăng, danh Ni trở thành
hoạt động đều khắp trên tất cả đơn vị truyền thông Phật giáo.
Từ
đó, việc tưởng niệm, tri ân, học theo đạo hạnh chư vị Tổ sư, danh Tăng, danh Ni
vào ngày giỗ của quý ngài không còn chỉ là việc của riêng đệ tử quý ngài, mà là
việc chung đối với Tăng Ni Phật tử Phật giáo Việt Nam, trong tinh thần hướng về
và kế thừa truyền thống chung.