1. Trong phản hồi của bạn đọc Phattuvietnam.net về
một hiện tượng có liên hệ đến việc tham dự lễ hội tháng giêng, có một
câu chuyện mà chắc chắn tất cả bạn đọc đoán ra được nguyên nhân sâu xa
của nó. Đó là ở một chỗ kẹt xe gần chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM)
trong lễ hội tháng giêng, có người đứng ra thông báo (chắc là phải gào
liên tục một cách khó khăn, khổ sở trước đám đông kẹt xe), rằng đường
vào chùa bị tắc, hãy về.
Người kể lại câu chuyện đã bất chấp kẹt xe thẳng tiến đến chùa bất
chấp thông báo giúp đỡ kia và để rồi không thấy việc cấm đường đâu cả,
mà qua chỗ kẹt xe đường lại thông thoáng.
Rõ ràng có một số người không muốn Phật tử đến chùa dự lễ đông đảo.
Họ đã phải làm cái việc không mấy đẹp như vậy để làm gì vì lợi ích của
ai? Chắc chắn mọi người Phật tử chúng ta cũng đều hiểu .
2. Mục tiêu của những thế lực cải đạo là thiểu số hóa Phật giáo.
Thiểu số hóa về đại thể, thiểu số hóa trong từng trường hợp. Thiểu số
hóa bằng mọi cách…
Trong những biện pháp thiểu số hóa tín đồ Phật giáo, vốn được áp dụng
từ thời mà các tôn giáo đến từ phương Tây dựa vào thế lực ngoại bang,
là dùng biện pháp không gian.
Họ tìm phá bỏ các ngôi chùa ở nơi thuận lợi cho việc hành đạo, chiếm
đất để xây cơ sở tôn giáo khác, hay dùng không xây cơ sở tôn giáo khác
thì cũng cố gắng kiếm cách tháo, loại trừ.
Vì vậy, ngày nay chúng ta thường thấy đa số các ngôi chùa nằm trong
hẻm sâu, diện tích manh mún, chia cắt, không thể tập họp số đông tín đồ
cho những buổi lễ lớn (vì có không gian đâu mà tập họp).
Đó là một trong những kỹ thuật thiểu số hóa tín đồ Phật giáo, chỉ cho
phép (một cách làm ra vẻ dường như khách quan) Phật giáo tổ chức những
cuộc lễ chỉ có một ít người tham dự. Tức là thiểu số hóa trong từng
trường hợp.
Trong khi đó, cơ sở thờ tự của những tôn giáo các thế lực xâm lược
đến từ phương Tây, được thực dân ủng hộ thì luôn tính đến việc đa số hóa
tín đồ tham dự các cuộc lễ của họ bằng cách chiếm dụng đất công cộng.
Chúng ta thường thấy những cơ sở thờ tự tôn giáo khác ở phía trước
thường là công viên, hay quảng trường công cộng, giao lộ có diện tích
rộng, mà ở đó họ xây tượng thánh. Không gian công cộng trở thành không
gian của riêng tôn giáo một cách gián tiếp. Giao thông công cộng vẫn
được duy trì để quảng bá cho tôn giáo đó. Nhưng khi có các dịp lễ quan
trọng, thì tín đồ khi đứng chật không gian bên trong các cơ sở thờ tự
như vậy sẽ đứng tràn ra ngoài hành lễ trên quảng trường hay công viên
phía trước.
Khi đó, không gian công cộng trở thành không gian tôn giáo hóa, phục
vụ cho đông đảo người tham dự cuộc lễ tổ chức từ bên trong cơ sở thờ tự.
Chùa chiền Phật giáo hầu như đã bị loại trừ khỏi trường hợp ưu thế
không gian này mà ít ai nhận thấy. Đó là hậu quả của việc cải đạo tín đồ
Phật giáo một cách tinh vi, và thâm hiểm, đưa Phật giáo vào tình thế
thiểu số hóa về mặt không gian hành lễ công cộng.
Hậu quả thế nào, thì bây giờ chúng ta đã rõ. Lễ Phật đản tập trung tổ
chức trong sân chùa thì chật chội, ngột ngạt, gò bó, không thể quy tụ
đông người. Rõ ràng là kết quả toan tính thiểu số hóa.
3. Vì vậy, tăng ni Phật tử Việt Nam cần phải nhận thức rõ khía cạnh vừa nói trong tổng thể mưu toan thiểu số hóa đó.
Đẩy chùa vào trong hẻm để xe lớn chở đông người vào không được. Cắt
đất chùa manh mún để chùa không tập trung được đông đảo tín đồ, cũng như
đường tới chùa vẫn thông mà có người ra báo là tắc đường, cấm đường,
bảo Phật tử quay xe đi hướng khác, đừng tìm cách đến chùa nữa.
4. Vì nhận thức như vậy, nên khi có cơ hội phá vỡ được mưu toan thiểu
số hóa đó từ phương Tây, thì Phật giáo Việt Nam nên triệt để tận dụng
các cơ hội đó, để khôi phục lại vị thế của mình.
Ở Hà Nội chẳng hạn, nếu chùa Báo Thiên còn, thì Phật giáo chúng ta
ngày nay sẽ có thể tổ chức Đại lễ Phật đản trên quảng trường mà ngày nay
là nơi thường được gọi tên bằng tên cơ sở thờ tự của một tôn giáo khác.
Từ Đại lễ Phật đản tổ chức trên khoảng sân chặt hẹp của chùa Quán Sứ,
Phật giáo Hà Nội đã trở lại với vị thế của mình khi tiến tới tổ chức lễ
Phật đản tại quảng trường Cung Hữu Nghị, một quảng trường lớn ở trung
tâm Hà Nội.
Như thế, Phật giáo Hà Nội đã tận dụng thuận duyên, với sự giúp dỡ của
chính quyền, hóa giải được một khía cạnh của mưu toan thiểu số hóa
Phật giáo, mà họ đã trù định từ hơn trăm năm trở về trước, khi phá bỏ
chùa Báo Thiên ở giữa trái tim Hà Nội.
5. Trình bày nội dung như trên, chúng tôi muốn nói với quý tôn đức
tăng ni Phật tử Việt Nam rằng, nếu không tranh thủ được thuận duyên, cơ
hội, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan để đưa Đại lễ Phật giáo trở lại
tổ chức ở những không gian trung tâm dành cho số đông như Phật giáo Hà
Nội đã làm, thì tức là chúng ta vẫn còn đang trong tình trạng bị mắc
mưu, trúng kế thiểu số hóa tín đồ Phật giáo trong hoạt động tổ chức lễ
lạc, một mưu kế đã được trù tính từ hơn 100 năm trước trong hoàn cảnh
đất nước bị đô hộ.
MT