Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng được Unesco xếp vào danh sách di sản văn hoá thế giới năm 1987.
Trên
vách núi phía Đông núi Minh Sa, thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc Trung
Quốc có một con đường dài nối liền các hang động to nhỏ. Trên tường
hang động là những bức tranh, những tác phẩm điêu khắc có chủ đề Phật
giáo. Hình ảnh đức Phật nghiêm trang kỳ ảo, khiến người xem trầm ngâm
thán phục. Đó chính là kho tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất thế giới!
Năm
366, hang Mạc Cao bắt đầu được đào. Theo ghi chép, một vị hoà thượng
đức độ chống thiền trượng tây du, khi đến đây thấy hào quang Phật sáng
loà một vùng, vô cùng xúc động. Thế rồi, ông quyết định đào một cái
hang. Đó là cái hang đầu tiên trong dãy hang Mạc Cao. Tiếp theo sau
suốt một thời gian dài từ thời kỳ “Tam thập lục quốc” đến đời Nguyên,
việc đào hang đá đã kéo dài suốt 10 thời đại (khoảng 1500 năm). Ngày
nay, hang đá mà hoà thượng đào đầu tiên, chúng ta không thể xác định
được cụ thể là hang nào.
(Ảnh: dulichvietnam)
Tranh trên vách đá (Ảnh: chuaphathue)
Tổng cộng ở đây có hơn 490 hang, 45 nghìn m2
tranh vách đá trong hang, hơn 3 nghìn pho tượng màu toàn thân và 5 công
trình kiến trúc động thời Đường Tống. Ngoài ra, trong động chứa Kinh
Phật còn phát hiện khoảng 5 vạn bản kinh chép tay và các tư liệu lịch
sử khác. Trong đó, có hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh
thêu và nhiều tác phẩm thư pháp. Nếu trưng bày tất cả các tác phẩm này
cần một phòng tranh lớn dài 25km mới đủ dung lượng. Các học giả phương
Tây gọi tranh vách đá Đôn Hoàng là “Thư viện trên vách đá”.
Vì
sao hang Mạc Cao Đôn Hoàng xây trên vách đá hoang mạc Gôbi Tây Bắc
Trung Quốc? Những năm gần đây, trên góc độ địa lý, lịch sử, kinh tế, xã
hội, các chuyên gia đang tìm cách vén bức màn bí ẩn này.
Xét
trên góc độ địa lý học, các chuyên gia cho rằng, Đôn Hoàng nằm ở giữa
hoang mạc Gôbi, nên hang động không bị gió cát xâm thực. Thực tế, người
xưa đã xây dựng hang Mạc Cao trên sườn núi đá núi Minh Sa. Địa thế hang
tọa Tây nhìn về Đông. Đối diện ở phía Đông hang Mạc Cao là núi Tâm
Nguy, ở giữa có một con sông chảy qua. Hang Mạc Cao có hình sáng sắp
xếp như tổ ong, chỗ cao nhất không vượt quá 40m. Như vậy, vào mùa Đông,
gió cát từ phía Tây mặt sau hang thổi tới, khi qua đỉnh hang, góc thổi
là 450, tạo ra góc chết với hang động. Vì thế, cát không thể
thổi vào trong hang. Mùa hè, gió Đông thổi mạnh, núi Tam Nguy đối diện
trở thành tấm bình phong thiên nhiên cho hang Mạc Cao, khiến gió cát
không thể xâm nhập vào trong hang. Như vậy, hang Mạc Cao trở thành một
vùng an toàn nhất trong khu vực khô ráo.
Có
học giả cho rằng, hang Mạc Cao nơi cách xa thành Đôn Hoàng để thể hiện
tư tưởng Phật Giáo cách xa cuộc sống thế tục, hoà nhập với đại tự
nhiên. Hang động lưng dựa núi, mặt nhìn ra xa sông. Nước sông do các
suối từ trong hang đá tạo thành trước cửa hang là nguồn nước nuôi dưỡng
cây xanh xung quanh hang. Ốc đảo Mạc Cao không những hình thành nên
phong cảnh thanh tịch độc đáo vùng này, mà còn ngăn cản bức xạ của ánh
sáng Mặt trời đối với toàn bộ hang động ở đây.
Tượng nặn (Ảnh: chuaphathue)
Đầu tượng Phật đắp đất trong hang Mạc Cao (Ảnh: chuaphathue)
Kể từ năm 366 bắt đầu xây dựng, trải qua hơn 1000 năm mưa bão,
hang Mạc Cao vẫn bảo tồn được 482 hang động, rất nhiều tranh vách đá,
tượng điêu khắc. Các chuyên gia cho rằng, sự lựa chọn khoa học (chính
xác) vị trí địa lý của người cổ đại có tác dụng quan trọng đối với việc
bảo tồn hang Mạc Cao.
Từ
góc độ xã hội kinh tế, phân tích nguyên nhân đào hang Mạc Cao rất có ý
nghĩa. Sau khi “Con đường tơ lụa” khai thông với tư cách là cửa ngõ
thông đến Tây Vực (Tân Cương) của đế quốc Hán Đường, điểm giao lưu văn
hoá Đông Tây, Đôn Hoàng đã trở thành một thành phố trung chuyển mậu
dịch phồn hoa một thời. Thương gia các nước tập trung đến đây. Để cầu
khấn bình an, buôn bán thuận lợi, họ rất cần một nơi thờ Phật cao cấp
để tổ chức nghi lễ cầu khấn. Thực tế lúc đo Phật giáo đang thịnh hành,
nên rất có thể các nhà buôn lớn đã bỏ tiền ra đào hang tạc tượng.
Đến
nay, bí ẩn về việc chọn địa điểm vách núi Minh Sa để đào hang thờ Phật
vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Tất cả sự giải thích trên chỉ là “có
thể” mà chưa có bằng chứng thoả đáng.
(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)