nơi
tạo nhân duyên thù thắng cho không biết bao nhiêu hành giả tu pháp môn
niệm Phật được vãng sanh về cảnh giới Tịnh Độ của Phật A Di Đà, nay đạo
tràng Tịnh Độ, Tổ đình niệm Phật phát nguyện khởi kiến kim thân của Đức
Phật A Di Đà, thể hiện đại nguyện tiếp độ chúng sanh của Vô Lượng Thọ
Phật, nói lên sự hưng long của Tịnh Độ đạo tràng, sự hoan hỷ của nhơn
thiên.
Chùa Đông Lâm ở núi Lô Sơn, khai sơn vào
đời nhà Tấn, hưng thạnh vào đời Đường là Tổ đình của Tịnh Độ tông, được
xây dựng rất là quy mô và hoành tráng, ngay trong bích họa của động Đôn
Hoàng cũng còn tranh vẽ về chùa Đông Lâm, Tịnh Độ tự viện hoa lệ trang
nghiêm.
Công trình Tượng Đại Phật A Di Đà tại
chùa Đông Lâm được xây dựng là do sự phát nguyện của Hòa Thượng Quả
Nhất, trụ trì chùa Đông Lâm chuẩn bị trong hơn 10 năm, nhưng đến đời trụ
trì kế tiếp là Truyền Ấn Đại Hòa Thượng mới đủ duyên để thực hiện và
Đại An pháp sư là người đại diện để thực hiện công trình này, vào ngày
đại lễ Phật Đản mồng 8 tháng 4 năm 2007 chánh thức tiến hành khởi công
quyên góp để xây dựng đại Phật tượng A Di Đà tại Đông Lâm Tổ Đình.
Đại Phật được tôn tạo theo ý niệm một
trong ba thân của Phật. Phật có Ba thân: Pháp thân, Hóa thân, Ứng hóa
thân. Pháp thân vô tướng, thể biến khắp hư không, cùng hết thảy các pháp
mà thành tựu, không có hình tướng nhất định. Báo thân hữu tướng, ứng
theo phước báo của chư Phật mà hiện diệu tướng đoan nghiêm, thanh tịnh
thù thắng. Ứng thân tức là tùy theo căn cơ của chúng sanh để hiện tướng,
tướng này có thỉ có chung, không thường hằng trụ trên thế gian, vì vậy
chúng sanh vì muốn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, tu hành theo Phật.
Quán Vô Lượng Thọ Kinh dạy:
“Vì do quán thân Phật, nên thấy được Phật tâm. Phật tâm là đại từ bi,
lấy vô duyên từ mà nhiếp hết thảy chúng sanh”. Đông Lâm tổ đình vì muốn
hết thảy chúng sanh có thể thấy được thân tướng trang nghiêm quang minh
của Đức Phật A Di Đà, sanh tâm tín ngưỡng niệm Phật, cầu sanh an dưỡng,
tu thành chánh giác nên phát tâm tạo dựng bảo tượng Đại Phật A Di Đà.
Theo 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà,
từ bi vô lượng tiếp độ chúng sanh, nên thân tượng Đức Phật A DI Đà cao
48m, vì tính vĩnh cửu với thời gian nên tượng Đức Phật được tạo bằng
đồng, ngày xưa Tổ sư Tịnh Độ là ngài Thiện Đạo tổ sư, vâng lệnh Võ Tắc
Thiên hoàng đế giám sát thi công tượng Lô Xá Na Phật tại Thạch Quật Long
Môn, trải qua 1000 năm đến nay vẫn còn có thể chiêu cảm chúng sanh đến
chiêm ngưỡng Báo thân của Phật, phát tâm tu hành, vì vậy theo tâm nguyện
của các bậc Tôn đức, nương theo diện tướng của đại Phật ở Long Môn để
tạo diện tướng của Phật A Di Đà tại Tổ đình Đông Lâm, nối truyền ý chí
của Ngài Thiện Đạo, Tịnh Độ Tổ sư và tiếp nối công đức vô lượng của Báo
thân Lô Xá Na Phật.
Tâm nguyện xây dựng Đại Phật A Di Đà tại
Tổ đình Tịnh độ Đông Lâm là muốn kiến lập cảnh giới cực lạc tại nhân
gian, làm cơ sở để tiếp dẫn mọi người gieo duyên với pháp môn Tịnh Độ và
đồng thời biểu thị sự trùng hưng của Tịnh Độ đạo tràng. Vì nói lên ý
nghĩa “A Di Đà Phật thân kim sắc”, Pháp sư Đại An phát nguyện hóa duyên
48kg vàng để vào trong đồng đúc tượng Phật và dùng vàng mạ tượng để đại
tượng được tồn tại vĩnh viễn với thời gian. Thể hiện thân vàng của Đức
Phật, khiến cho chúng sanh khi chiêm ngưỡng tượng Phật phát đại tâm tu
hành niệm Phật, vãng sanh về cảnh giới của Phật.
Đông Lâm Đại Phật Tịnh Độ Uyển vị trí
nằm ở lưng chừng núi Lô Sơn, xung quanh có quần sơn bao bọc, sơn thủy
tương liên, phong thủy đủ tính chất tu hành an dưỡng, núi sông trọn ý Di
Đà thánh thành, Tịnh Độ thánh cư đạo tràng, tứ chúng triều sơn lễ thánh
tu hành, cảnh giới Cực Lạc ở nhân gian, bồng lai tiên cảnh ở trần thế.
Công trình Đông Lâm Đại Phật Tịnh Độ
Uyển gồm có các công trình kiến trúc chính như Sơn Môn, Điện tôn thờ Đức
Phật Thích Ca, cột đá Kinh Tràng, Tam Thánh Điện, Quán Phật Các, Phi
Hồng Kiều, Bái Phật Đài, Đại Phật Đài.
Sơn Môn là vị trí kiến
trúc đầu tiên của khuôn viên Tịnh Độ Uyển, nằm ở hướng Nam, xây dựng
theo lối kiến trúc Điểu đầu môn của đời Đường, trước cổng có bức bình
phong làm biên giới cho khu Tịnh Uyển, bên cạnh là bãi đậu xe. Phía
trong cổng sơn môn là hồ nước rồi đến lầu các được xây dựng theo lối ngọ
môn của Kinh thành Bắc Kinh, thể hiện tính đình viện Bát công đức của
phong cách kiến trúc Tịnh Độ đời Đường, trong quần thể này là cổng thứ
hai thường gọi là Thiên Vương Điện tôn trí Tứ Thiên Vương, Hộ Pháp Thần
và Bồ Tát Di Lặc.
Điện Thích Ca được xây
dựng phía sau của điện Thiên Vương, hình dáng kiến trúc là hiết sơn
đảnh, quy cách cao nhất của kiến trúc theo quy chế kiến trúc truyền
thống, là tiền điện của khu kiến trúc chính của Tịnh Độ Uyển.
Kinh Tràng được đặt
phía sau điện Thích Ca làm tiền cảnh cho điện Tam Thánh, điện Tam Thánh
là điện chánh của Tịnh Độ Uyển, được xây dưng ở khu đất cao nhất trong
quần thể kiến trúc, tôn trí tôn tượng Tây Phương Tam Thánh: Di Đà, Quán
Âm, Thế Chí, hai bên có hai điện phối trí được nối với hai dãy trường
lang tạo thành phong cách Tịnh Độ đình viện đời Đường rất là rõ nét.
Quán Phật Các nằm ở vi
trí trên đường đi đến địa điểm tôn trí đại Phật, đứng trên các này nhìn
về phía trước có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh kiến trúc của Tịnh Độ Uyển,
nhìn về phía sau có thể chiêm ngưỡng Đại Phật A Di Đà.
Phi Hồng Kiều là cầu có
hình dạng như ngũ sắc cầu vồng, được sơn màu đỏ, đây là phong cảnh cầu
đặc trưng của đời Đường nối liền Quán Phật Các và Bái Phật Đài. Bái Phật
Đài là khoảng đài rộng bằng phẳng trước Đại Phật nơi để tín chúng đảnh
lễ Kim thân Đại Phật A Di Đà.
Đại Phật Đài là nơi tôn
trí bảo tượng Đông Lâm Đại Phật, Đại Phật cao ba lớp được làm bằng Hán
Bạch Ngọc mỗi tầng đều có lan can bao quanh, tín chúng khi lễ Phật có
thể đi kinh hành nhiễu xung quanh Phật tượng trên Phật đài. Trên Phật
đài có tôn trí hình tượng của tám vị Bồ Tát. Phía trên Đại Phật Đài là
Kim Cang bảo tọa nơi tôn trí bảo tượng Kim thân Đức Phật A Di Đà cao
48m, được làm bằng đồng mạ vàng, tướng hảo trang nghiêm thanh tịnh thù
thắng, khi chiêm ngưỡng đức tướng của Ngài như được tận mắt nhìn thấy
Ngài nơi miền Cực Lạc, khi vào Tịnh Độ Uyển, như thật thấy mình được
sống trong thế giới an dưỡng thật là vi diệu tối thắng trang nghiêm,
không thể nghĩ bàn.
Quần thể kiến trúc của Đại Phật Tịnh Độ
Uyển và tôn tượng Đại Phật A Di Đà tại Tổ đình Đông Lâm núi Lô Sơn được
tôn trí trong quần thể kiến trúc Tịnh Độ tự viện, được phục chế nguyên
bản của kiến trúc Tịnh Độ, quần thể kiến trúc này được mô phỏng theo lối
kiến trúc truyền thống Phật Giáo đời nhà Đường của chùa Đông Lâm, được
vẽ trên các bức bích họa trong các hang động ở Đôn Hoàng. Khi xây dựng
xong Đại Phật Tịnh Độ Uyển sẽ là trung tâm tín ngưỡng, hoằng pháp, tu
hành, giáo dục, an dưỡng, từ thiện, Phật Giáo lưu thông, Phật Giáo ấn
phẩm .v.v…của Tịnh Độ Tông Phật GiáoTrung Hoa.
Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh công trình xây dựng Tịnh Độ Uyển và Đại Phật A Di Đà tại Tổ đình Đông Lâm - Trung Quốc:
























































