Thiền
sư Nhất Hạnh cho rằng:
“một
người có thể rất hạnh phúc khi có hai gốc rễ, một gốc
rễ Cơ đốc giáo và một gốc rễ Phật Giáo. Hai cái đó
không nhất thiết phải loại trừ nhau. Tại vì mình hẹp hòi
cho nên mình mới thấy hai cái khác nhau chống đối nhau. Nhưng
nếu mình vượt lên, thấy được hai truyền thống có thể
bổ túc cho nhau thì mình sẻ có một thái độ cởi mở hơn”.
Và
Thầy đã đề nghị:
“khi
hai thanh niên yêu nhau, một người thuộc về Cơ đốc giáo,
một người thuộc về Phật Giáo thì cả hai gia đình nên
cho họ cưới nhau với điều kiện hai bên công nhận truyền
thống của người bên kia và nếu người con trai là Cơ Đốc
Giáo và người con gái là Phật Giáo thì người con gái phải
học thêm Cơ Đốc Giáo và người con trai phải học thêm Phật
Giáo. Và đến ngày chủ nhật thì hai người cùng đi nhà thờ,
đến ngày mồng một và ngày rằm thì hai người cùng đi Chùa”.
(hết lời trích).
“hai
bên giáo hội Công giáo và Phật giáo phải có những văn bản
rõ rệt về vấn đề hôn nhân dị giáo này. Nếu tôi là pháp
chủ Phật giáo Việt Nam thì tôi sẽ cho phép những người
con trai hay con gái Phật giáo lấy những người con trai hay
con gái Công giáo và hai người được học truyền thống
của nhau, hai người cùng đi nhà thờ một lần, hai người
cùng đi chùa một lần, hai người cùng được rửa tội một
lần và hai người đều được quy y..”. (hết
lời trích).